Hán văn độc tu 1932/Bài học thứ mười tám
I. Những câu vấn đáp
sửa1. 均 是 植 物 也, 草 木 別 爲 兩 類,敢 問 於 何 別 之?− Nghĩa: Đều là thực vật cả, cỏ và cây lại biệt làm hai loài, dám hỏi chia bởi đâu?
草,根 (côn, căn là rễ) 淺 而 莖 (hành là cộng) 弱 (nhược là yếu), 且 多 中 通 (thông), 往 往 生 一 年 而 死;木,質 堅 (kiên là bền) 而 根 深 其 材 (tài là gỗ) 美 者 可 爲 棟 (đống là cột lớn) 樑 (lương là rường) 舟 車 之 用,又 能 壽 (thọ là sống lâu) 至 數 (sổ là vài) 百 年 : 此 其 所 以 爲 別 也. − Nghĩa: Cỏ, rễ cạn mà cọng yếu, vả lại phần nhiều ở trong tầm phổng, thường thường sống một năm mà chết; còn cây, chất nó bền mà rễ sâu, thứ nào gỗ tốt thì có thể dùng làm rường cột xe thuyền được, lại hay sống lâu đến vài trăm năm: ấy là chỗ nó khác nhau.
2. 然 則 凡 植 物 之 身 材 短 細 (tế là nhỏ) 者 皆 爲 草 耳? − Nghĩa: Thế thì phàm loài thực vật mà vóc giạc nó vắn và nhỏ thì đều là loài cỏ đó chi?
亦 不 盡 然 也;如 芭 蕉 (ba tiêu là chuối), 竹 (trúc là tre), 身 材 非 不 高 大,但 皆 屬 (thuộc) 草 以 其 一 則 莖 弱,一 則 中 通 也. − Nghĩa: Cũng không phải hết thảy làm vậy đâu, như cây chuối, cây tre, vóc giạc chẳng phải chẳng cao lớn, song cũng đều thuộc về loài cỏ, là vì nó: một thì cộng yếu, một thì tầm phổng ở trong.
3. 草 之 有 益 於 人 用 者 凡 有 幾 屬 ? − Nghĩa: Loài cỏ mà có ích cho sự dùng của người ta, hết thảy có mấy thứ?
草 之 有 益 於 人 用 者 分 爲 四 屬 : 一 曰 榖 (cốc), 二 曰 蔬 (sơ là rau), 可 供 人 食 者;三 曰 花,可 供 人 玩 賞 (thưởng) 者; 四 曰 藥 (dược là thuốc), 可 供 人 治 病 (bịnh) 者. − Nghĩa: Loài cỏ có ích cho sự dùng của người ta, chia làm bốn thứ: một là cốc, hai là rau, là thứ cung cho người ta ăn được; ba là hoa, là thứ cung cho người ta thưởng ngắm được; bốn là thuốc, là thứ cung cho người ta trừ bịnh được.
4. 木 之 有 益 於 人 何 如?− Nghĩa: Loài cây có ích cho người ta thế nào?
木 之 美 材 者,人 取 之 爲 用, 既 如 上 所 言 矣;若 夫 有 果 (quả là trái) 之 樹,如 桃, 李, 橙 (chanh), 柑 (cam), 梨 (lê), 榴 (lựu) 之 屬,其 果,人 可 食 之: 皆 爲 有 益 也. − Nghĩa: Cây, thứ nào gỗ tốt, người ta lấy làm đồ dùng, như trên kia đã nói rồi; đến như thứ cây có trái, như cây đào, cây lý, cây chanh, cây cam, cây lê, cây lựu, mấy thứ đó, trái nó, người ta ăn được: đều là có ích vậy.
5. 草 木 之 爲 人 用,如 斯 而 已 乎? − Nghĩa: Cỏ cây làm dùng cho người ta, chỉ như thế mà thôi ư?
否;他 如 甘 蔗 (giá là mía) 可 以 煮 (chử là nấu) 糖 (đường), 落 (lạc) 花 生 可 以 榨 (trích là ép) 油 , 茶 (trà là chè) 可 以 作 飲 料 (liệu là đồ), 楮 (chử là cây gió) 可 以 製 (chế) 紙 (chỉ là giấy), 其 爲 用 尚 (thượng là còn) 多, 難 以 殫 (đàn là hết) 述 (thuật) 矣. − Nghĩa: Không phải đâu; ngoài ra còn như: cây mía nấu đường được, đậu phộng ép dầu được, cây chè làm đồ uống được, cây gió làm giấy được: nó làm dùng còn nhiều, khó mà thuật cho hết vậy.
6. 或 謂 植 物 中 亦 有 有 知 覺 (giác là biết) 者,信 乎? − Nghĩa: Có người nói trong loài thực vật cũng có thứ có tri giác, thật chăng?
有 含 (hàm là ngậm) 羞 (tu là mắc cỡ) 草 者,吾 人 以 指 觸 (xúc là đụng, chạm) 之,其 葉 (diệp là lá) 遂 (toại là bèn) 縮 (súc là thun, xếp), 枝 (chi là nhánh) 亦 下 垂 (thùy là xủ), 乃 似 (tợ là giống) 於 有 知 覺,而 非 真 (chân, chơn là thật) 有 也. − Nghĩa: Có thứ cỏ mắc tịt, chúng ta lấy ngón tay đụng nó, lá nó bèn xếp lại, và nhánh cũng xủ xuống, đó là giống như có tri giác, chớ chẳng phải thật có vậy.
II. Cắt nghĩa thêm
sửa往 往 nghĩa như souvent.
身 材 là nom kép, nghĩa như taille, nói về vật hay người đều được. Còn 材 nghĩa là gỗ, bois.
細 nghĩa là nhỏ mà khác với 小. Nó giống như chữ fin của Pháp, tiếng ta thì phải nói là mong manh hoặc là len ten lý tý.
Câu hỏi 2, chữ 耳 ở cuối câu, không phải terme interrogatif, song cái ý của cả câu thì là hỏi.
Chữ 以 trong câu đáp 2 nghĩa là lấy cớ, vì cớ.
榖 là céréale, tiếng ta không có tiếng gì dịch được, nên phải để nguyên là cốc.
蔬 là rau, còn một chữ nữa là 菜 (thái), nghĩa cũng như vậy. Nhưng ngày nay người Tàu dùng chữ 菜 chỉ rộng ra là hết thảy đồ ăn, như họ nói 中 菜 nghĩa là đồ ăn Tàu; 西 菜 nghĩa là đồ ăn Tây.
Chữ 菓 vốn viết là 果, đến sau người ta mới thêm cái thảo đầu để chỉ nghĩa trái, còn 果 để chỉ nghĩa quả quyết. Tuy vậy trong sách cũng hay dùng chữ 果 (không có thảo đầu) mà chỉ nghĩa là trái.
Chữ 木 để chỉ chung cả loài cây, chữ 樹 để chỉ cái cây đương sống. Vậy như nói giữa sân có cây đào thì phải nói 庭 (đình là sân) 中 有 桃 樹, chớ không được nói 桃 木.
Chữ 橙, đọc là chanh, là thứ trái về loại quýt, khi chín vỏ nó vàng, ở huyện Tân Hội tỉnh Quảng Đông bên Tàu nhiều lắm, trong dạo Tết, họ hay đem bán bên ta, mà ta kêu bằng hồng tàu hay cam tàu đó. Còn thứ chanh chua thì chữ Hán là 檸 檬 (ninh mông).
Chữ 榴 đọc là lưu, tiếng bình, không dấu, nhưng tiếng nôm thì nói lựu, dấu nặng.
Đậu phộng găm cái hoa xuống mà sanh ra cái củ, cho nên tên là lạc hoa sanh, nghĩa là rụng hoa mà sanh ra. Nhưng người Tàu hay nói tắt, bỏ chữ lạc đi, nói nội hoa sanh mà thôi, tức là phá xang.
Bên Tàu dùng cây 楮 làm giấy, còn người Bắc kỳ ta dùng cây gió làm giấy, bởi vậy có người nói cây gió tức là 楮, điều đó chưa chắc.
信 乎? nghĩa là có đáng tin chăng? tức là có thật chăng?
Tàu kêu hàm tu thảo thì ta kêu cỏ mắc tịt, ý cũng giống nhau. Hàm tu là ngậm sự xấu hổ.
遂 giống như alors.
III. Văn pháp Chữ 焉
sửaChữ 焉, một chữ mà có hai nghĩa đối nhau, thật giống với chữ où của tiếng Pháp quá. Chữ où một nghĩa là en quel endroit, ở đâu; một nghĩa là auquel, sur lequel, ở đó; thì chữ 焉 cũng vậy. Nó giống chữ où nghĩa là ở đâu, khi nó đi trước verbe intransitif, khi ấy nó là terme interrogatif và dùng để thế cho chữ 於 何. Như:
Trong “Mạnh Tử” nói: 其 父 歸 之,其 子 焉 往 ? = Cha nó về đó, con nó qua đâu? Thế thì 焉 往 tức là 於 何 往.
Lại trong “Luận ngữ” nói: 仲 尼 焉 學? = đức Trọng Ni (tên tự đức Khổng) học ở đâu? Thế thì 焉 學 tức là 於 何 學.
Chữ 焉 ấy bởi nó là lời hỏi cho nên luôn luôn đứng trước verbe.
Nó giống chữ où nghĩa là auquel khi nó đi liền sau verbe intransitif, để chỉ lại nom nào ở trên và trong nó gồm có ý chữ 於 nữa; khi ấy nó dùng để thế cho chữ 於 此. Như:
Sách “Trung dung” nói: 今 夫 水…魚 鱉 (biết là trạnh) 生 焉 = Nay ôi nước... cá trạnh sanh ra ở đó. Thế thì chữ 焉 ấy chỉ nghĩa là 於 水 , 生 焉 tức là 生 於 水.
Trong “Luận ngữ” nói: 長 沮 (Thơ), 桀 (Kiệt) 溺 (Nịch) 耦 (ngẫu là cặp) 而 耕;孔 子 過 之,使 子 路 問 津 (tân là bến đò) 焉 = Ngươi Trường Thơ, ngươi Kiệt Nịch cặp mà cày; Khổng Tử đi ngang qua đó, khiến Tử Lộ hỏi bến đò nơi họ. Thế thì chữ 焉 ấy chỉ nghĩa là 於 長 沮 桀 溺 ,問 津 焉 tức là 問 津 於 長 沮 桀 溺.
Chữ 焉 còn mấy nghĩa nữa, song hẵng biết nội hai nghĩa đó; sau sẽ học thêm.
Lại phải biết về nghĩa thứ nhứt có thể đổi làm chữ 安 được, vậy yên vãng cũng nói được an vãng.
IV. Văn liệu
sửa使 酒 = Sử tửu: Người hay mượn rượu gây với kẻ khác, kêu bằng "sử tửu". Như nói 其 人 好 使 酒, nghĩa là: người ấy ưa mượn rượu gây gổ.
雲 遊 = Vân du: Nói về thầy tu hay đạo sĩ hay đi chơi như mây bay, không ở nhứt định một chỗ. Nói về người thường cũng được.
木 強 = Mộc cường: Nói về người cứng cỏi, không chịu nghe ai, phục ai, như cây cứng.
生 人 = Sanh nhân: Có hai nghĩa: Một là người sống, đối với 死 人 là người chết; một là người lạ, đối với 熟 (thục) 人 là người quen.
酷 似 = Khốc tợ: Giống lắm. Chữ 酷 vốn nghĩa là dữ, mà dùng rộng ra như vậy; còn nói được nhiều nữa, như: Khốc ái là yêu lắm, khốc háo là ưa lắm.
茶 癖 = Trà tích: Bịnh ghiền nước trà. Phàm tập nên cái thói quen gì đều gọi là 癖 được hết; nhưng nghiền a phiện thì lại gọi là 廕 (ổn).
V. Học vận văn
sửaHôm nay học một bài thơ khác mà cũng phải đọc thuộc lòng như bài "Tống xuân" đã học rồi.
落 花 của Hồ Ký Trần
落 花 飛,飛 滿 天
花 開 有 人 愛,花 落 無 人 憐 !
花 開 又 花 落,一 年 復 (phục là lại) 一 年
此 是 第 幾 番 (phiên)? 一 問 花 花 無 言 !
Bài thơ trên đây không có chữ gì khó cả, chỉ có một chữ "phiên" thì nghĩa là "lần" (fois); vả lại đặt câu cũng xuôi, không có trục trặc chút nào, tưởng người học ai cũng hiểu hết, không cần cắt nghĩa nữa.
Đọc cho thiệt thuộc, ôn đi ôn lại hoài rồi tự nhiên thấy chỗ hay.
Chữ 言 vốn đọc là ngôn, nhưng cũng có đọc là nghiên; ở đây phải đọc theo cách sau để cho hiệp vận.