Hán văn độc tu 1932/Bài học thứ mười sáu

Bài đăng trên Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 179 (1. 12. 1932)

I. Những câu vấn đáp sửa

1. 何 謂 四 靈 (linh)? − Nghĩa: Gì gọi là tứ linh?

四 靈 : 一 曰 龍 (longrồng), 爲 鱗 (lânvảy) (trùng) 之 長 (trưởnglớn); 二 曰 鱗 (lân), 爲 毛 蟲 之 長 ; 三 曰 龜 (quyrùa) 爲 甲 (giápvỏ, coquille) 蟲 之 長; 四 曰 鳳 (phụng). 爲 羽 蟲 之 長. − Nghĩa: Tứ linh: một là con rồng, làm lớn trong loài trùng có vảy; hai là con lân, làm lớn trong loài trùng có lông; ba là con rùa, làm lớn trong loài trùng có vỏ; bốn là con phụng, làm lớn trong loài trùng có cánh.

2. 彼 猶 (docũng như, còn) 是 禽 (cầmloài chim) (thú là loài bốn chưn) 也, 何 以 謂 之 靈 乎?− Nghĩa: Chúng nó vẫn là loài cầm thú vậy, lấy cớ nào gọi là linh ư?

古 人 以 爲 此 四 物 者 皆 有 靈 性 (tánh), 非 太 平 之 世 不 出,出 則 天 下 太 平,是 以 謂 之 靈 也.− Nghĩa: Người đời xưa cho rằng ấy bốn con vật ấy đều có cái tánh linh thiêng, chẳng phải đời thái bình thì nó chẳng ra mà hễ nó ra thì thiên hạ thái bình, lấy cớ ấy gọi đó là linh vậy.

3. 然 則, 彼 亦 將 靈 於 人 歟 ? − Nghĩa: Thế thì chúng nó cũng sẽ linh hơn người ta nữa sao?

否;古 人 之 意 亦 謂 其 靈 於 物 耳,非 謂 其 靈 於 人 也;故 書 有 之曰﹕惟 人 萬 (vạnmuôn) 物 之 靈. − Nghĩa: Không phải, theo ý người đời xưa cũng gọi nó là linh hơn loài vật đó thôi, chẳng phải gọi nó linh hơn người ta vậy; cho nên kinh Thơ có đó, nói rằng: "Chỉ người ta là linh hơn muôn vật".

4. 何 謂 六 畜 (súc)? − Nghĩa: Gì gọi là lục súc?

馬,牛,羊,雞 (), 犬, 豕 (thỉlợn, heo), 謂 之 六 畜;畜 者,言 其 見 畜 於 人 也. −  Nghĩa: Con ngựa, con bò, con dê, con gà, con chó, con heo, gọi đó là lục súc; kêu bằng "súc" nghĩa là nó bị nuôi (súc) bởi người ta.

5. 吾 人 欲 指 其 性 別 時,於 禽 則 言 雌 (thi, thơmái), (hùngtrống), 於 獸 則 言 牝 (tẩncái), (mẫuđực), 然 耶 ? − Nghĩa: Khi chúng ta muốn chỉ sự khác giống của nó, về loài cầm thì nói thi hùng (trống, mái), về loài thú thì nói tẩn mẫu (cái, đực), phải chăng?

然;但 亦 有 例 (lệ) 外,如﹕雞 禽 也,而 書 言 牝 雞;狐 (hồcon cáo, con chồn) 獸 也,而 詩 言 雄 狐,不 可 不 知 也. − Nghĩa: Phải; có điều cũng có sự lệ ngoại, như: con gà là loài cầm, mà kinh Thơ nói tẩn kê (con gà cái); con cáo là loài thú, mà kinh Thi nói hùng hồ (con cáo trống), phải biết mới được.

6. (thíthử) 言 六 畜 爲 人 之 用 若 何. − Nghĩa: Thử nói sự sáu con súc vật ấy làm dùng cho người ta thế nào.

雞 用 以 司 (giữ) 晨,犬 以 守 夜 (dạđêm), 馬 以 騎 (kỵcỡi), 牛 以 耕 (canhcày), 兩 者 又 能 負 (phụmang) (trọngnặng) 行 遠, 其 服 (phụcchịu) (dịchviệc phải làm) 於 人 猶 奴 (tớ gái) (bộctớ trai) 然 若 夫 (phù) 羊 豕 則 尃 以 肉 供 (cungsắm) 人 之 食. − Nghĩa: Con gà dùng để giữ sớm mai, con chó để giữ ban đêm, con ngựa để cỡi, con bò để cày, hai con nầy lại hay mang nặng đi xa nữa, chúng nó hầu việc cho người ta cũng như là tôi tớ vậy. Đến như con dê con lợn thì chỉ một việc lấy thịt sắm đồ ăn cho người ta.

II. Cắt nghĩa thêm sửa

Chữ  đây gồm chỉ các loài động vật, giống gì cũng kêu bằng trùng được hết: người ta cũng thuộc về loài trùng, kêu là lõa trùng (裸 蟲) − loã nghĩa là trần truồng.

Lại còn chữ nghĩa là loài sâu bọ nữa. Hai nghĩa khác nhau. Không nên nhập làm một.

Lân trùng tức là loài cá; mao trùng tức là loài thú; giáp trùng tức là loài bò sát mà có vỏ; vũ trùng tức là loài chim.

猶 是, chữ đây cũng như verbe auxiliaire être, tức kêu là chuẩn động tự, còn chữ adverbe, nghĩa là vẫn. Câu nầy, cách đặt của nó cũng như câu (quâncân, là đều) 是 人 也  nghĩa là: ai nấy đều là người hết; chữ do, chữ quân đều để phụ nghĩa cho chữ thị.

非 太 平 之 世 不 出,非 hai négatif thì thành ra positif; nếu nói trái lại thì nói: 惟 太 平 之 世 乃 出.

是 以 ăn lên chữ 何 以 trong câu hỏi, 何 以lấy cớ nào; 是 以lấy cớ ấy.

亦 將 靈 於 人, chữ nầy nghĩa khác với chữ đã học. Nó ở đây, dùng vào câu có ý so sánh, cho nên cắt nghĩa là hơn. Nhưng cũng có khi nghĩa là kém, tùy theo chữ adjectif đứng trước nó. Luật ấy để bữa sau học riêng sẽ biết rõ hơn.

đều là adverbe phụ nghĩa cho adjectif  (câu nầy bỏ verbe được, luật nầy sau sẽ học), mà mỗi chữ có một ý. Diệc để tỏ ý rằng đã linh hơn vật thì cũng linh hơn người nữa ư? Tương để tỏ ý rằng cái sự lý trong câu hỏi là không chắc; vì đã cho là việc vị lai, thì chưa nhứt định.

cũng như non, để gạt câu hỏi đi rồi mới trả lời.

Chữ trong câu nầy giống chữ 不 過 (chẳng qua); có khi người ta cũng nói luôn: diệc bất quá.

故 書 有 之 曰, chữ đây chỉ về sự so sánh người với vật.

見 畜 於, verbe passif.

Chữ trong câu hỏi 5 như chữ quand, phải đặt ở cuối proposition luôn luôn.

性 別, nghĩa là différence de sexe. Danh từ nầy là danh từ mới, do Nhựt Bổn bày ra rồi Tàu dùng theo. Chớ nguyên trong chữ Hán chẳng có chữ gì tương đương (équivalant) với chữ sexe hết. Chữ nghĩa nguyên là caractère, đây cũng mượn mà dùng đó thôi. Tiếng ta cũng chẳng có tiếng gì đúng với chữ sexe. Chữ giống thì nghĩa rộng quá; nói khác giống thì ta có thể hiểu nhiều nghĩa nữa, chớ chẳng những về đực cái, trống mái. Nói vậy cho biết tiếng ta là nghèo.

例 外 kể như một tiếng nom, nghĩa là ở ngoài lệ, exception.

不 可 不 知, hai chữ , tức la hai négatif cũng thành ra positif, cho nên cắt nghĩa là phải biết mới được.

Câu trả lời 6, chữ cai trị luôn bốn chữ , bởi verbe, còn préposition, cũng như servir pour...

khác nhau, song tiếng ta không đủ thì đều dùng giữ mà cắt nghĩa hết: giữ việc gì, còn giữ cái gì. Ở đây nói tư thần nghĩa là giữ việc gáy sớm mai, thủ dạ nghĩa là giữ nhà trong lúc ban đêm.

猶 奴 僕 然, chữ ăn lên chữ , giống tiếng ta nói cũng như... vậy.

若 夫 (phu mà đây đọc là phù) cũng như nói trơn, chữ đi theo để cho thơ giọng ra, chớ không nghĩa gì.

cắt nghĩa là sắm, không được đúng lắm mà không biết chữ gì cho đúng; tiếng Pháp thì là fournir.

IV. Văn pháp Chữ sửa

Chữ có bốn nghĩa, có bốn cách dùng khác nhau:

Một là dùng như adjectif possessif, thế cho chữ 彼 之, cách nầy đã học qua nhiều lần rồi.

Hai là dùng như chữ qui, pronom relatif, để thế cho một hoặc nhiều nom trong câu mà làm sujet cho verbe khác, ví như:

1. Trong “Tả truyện” có câu: (Tề), (Tấn), 秦,楚 (Sở), 其 在 成 周, 微 甚.− Nghĩa là: Nước Tề, nước Tấn, nước Tần, nước Sở, bốn nước ấy ở về đời Thành Châu, nhỏ yếu lắm.

Cái proposition chính là Tề, Tấn, Tần, Sở vi thậm, nhưng muốn chỉ rõ sự nhỏ yếu ấy ở về hồi nào, nên phải thêm một proposition phụ nữa là tại Thành Châu; như thế, bốn chữ Tề Tấn Tần Sở đã làm sujet cho ở dưới rồi, lấy gì làm sujet cho chữ tại? Vậy phải thêm chữ kỳ để thế cho Tề, Tấn, Tần, Sở và làm sujet cho tại. Thật nó giống với chữ qui trong tiếng Pháp quá!

2. Lại Hàn văn (khi nào nói thế, tức là văn của Hàn Dũ) có câu: 後 之 君 子,其 欲 聞 (văn là nghe) 仁 義 道 德 之 說 孰 從 而 聽 (thính là nghe)  ? − Nghĩa là: Quân tử đời sau, kẻ muốn nghe cái thuyết nhân nghĩa đạo đức, thì theo ai mà nghe đó?

Cái proposition chính là Hậu chi quân tử thục tùng nhi thính chi, nhưng muốn chỉ rõ quân tử ấy là quân tử nào, nên phải thêm một proposition phụ là dục văn đạo đức nhân nghĩa chi thuyết; như thế, bốn chữ hậu chi quân tử đã làm sujet cho verbe thính ở dưới rồi, lấy gì làm sujet cho dục văn? Vậy phải thêm chữ kỳ để thế cho quân tử và làm sujet cho dục văn.

Ba là dùng như pronom personnel, ngôi thứ ba cả vừa hai số. Như nói: (lạinhờ) 其 救 (cứu) 我 以 有 今 日.− Nghĩa là: Nhờ nó cứu tôi, được có ngày nay. (Câu nầy nhớ có dẫn ra trong sách Khương Hy tự điển, dưới chữ , mà quên ở sách nào). Chữ ấy thì chẳng khác gì chữ .

Bốn là dùng như chữ que subjonctif. Trong khi nói hay viết, có những việc chưa xảy ra, cũng không chắc có xảy ra chăng, chỉ bởi mình nghĩ trước mà nói, hoặc ước ao mà nói, thì trong tiếng Pháp, verbe phải dùng mode subjonctif, còn trong Hán văn, người ta dùng chữ để phụ nghĩa cho verbe nào mình dùng. Ví như:

1. 如 有 用 我 者, 吾 其 爲 東 周 乎! − Nghĩa là: Như có kẻ dùng ta, ta có thể làm nên nhà Châu ở phương đông ư! (Câu trong “Luận ngữ”, lời đức Khổng).

Sự làm nên nhà Châu phương đông là sự chưa có và cũng chưa chắc có, chỉ bởi đức Khổng tính trước mà nói như vậy, cho nên dùng chữ kỳ phụ nghĩa chữ vi.

2. 汝 其 勉 之 ! − Nghĩa là: Ước gì mầy gắng lấy điều đó!

Hai câu lệ trên đó nếu đem dịch ra tiếng Pháp thì đều dùng mode subjonctif được hết. Lại trong kinh Thi có câu 其 雨 ! 其 雨! tỏ ý thi nhân trông mưa, mà nếu dịch ra tiếng ra tiếng Pháp: Qu'il pleuve! Qu'il pleuve! thì cũng chắc không sai. Bởi vậy biết chữ có một nghĩa thật giống y như chữ que subjonctif của tiếng Pháp vậy.

(Kỳ, ky, cờ, nghĩa đã giống nhau mà âm cũng gần nhau, cũng là một sự lạ đáng ghi ở đây! Lại chữ kỳ của điều thứ tư, trong tiếng ta chẳng có chữ gì tương đương hết, cũng nên biết nữa! Vậy trong tiếng Việt Nam không có chữ gì để tỏ ý subjonctif sao?)

IV. Văn liệu sửa

重 聽 = Trọng thính: Nói về người chưa đến nỗi điếc, nhưng mà nói chậm nghe; như ta nói nặng tai.

風 聞 = Phong văn: Nghe thoảng; nghe đồn. Nghe một tin gì chẳng phải bởi ai báo cho, như gió đưa đến. − Hãy phân biệt thính với văn: văn là entendre, thính là écouter.

牛 飲 = Ngưu ẩm: Nói về người uống rượu nhiều, bưng cả ve mà nốc, uống như trâu bò uống nước.

守 歲 = Thủ tuế: Đêm ba mươi cuối năm âm lịch, người ta thường thức luôn, kêu bằng "thủ tuế", có ý là thức mà giữ năm cũ ở lại.

决 雌 雄 = Quyết thơ hùng: Nói về sự đánh giặc cùng nhau một trận cho quyết ai hơn ai thua, cũng như nói 决 勝 負 (quyết thắng phụ).

未 知 牝 牡 = Vị tri tẩn mẫu: Nói về kẻ chưa biết sự quan hệ của nam nữ, nói rõ ra tức là sự đàn ông đàn bà lại nhau. − Hay là nói 未 知 人 道, cũng một nghĩa ấy. Chữ nhân đạo nầy khác với chữ nhân đạohumanité.

V. Tập đặt chữ 其 sửa

Hãy nhận ra những chữ 其 dưới nầy, thử chữ nào thuộc về mối tiếng nào:

1. 人 心 不 同,各 如 其 面。

2. 其 父 攘 (nhươngbắt trộm) 羊 而 子 證 (chứnglàm chứng, đồng với chữ ) .

3. 周 公 思 兼 (kiêmgồm) 三 王 以 施 (thílàm ra) 四 事, 其 有 不 合 者 仰 (ngưỡngngước lên) 而 思 之,夜 以 繼 (kếnối) 日, 幸 (hạnhmay) 而 得 之,坐 以 待 (đãichờ) .

4. 汝 奚 (hềsao, cũng như ) 不 曰 其 爲 人 也 ?

5. 微 管 (Quản) (Trọng), 吾 其 被 (bị) (phác, bị phácvấn tóc) (tả) (nhẩm là cái hò áo)  !

Hãy nhận từng câu rồi xem lời cắt nghĩa dưới nầy:

1. Câu nầy trong sách “Tả truyện”, nghĩa là: lòng người chẳng đồng, đều như cái mặt của nó. Vậy thì chữ kỳ nầy chỉ lên chữ nhân: kỳ diện tức là nhân chi diện.

2. Câu nầy trong sách “Luận ngữ”. Nghĩa là: Cha nó bắt trộm dê, mà con làm chứng đó. Chữ kỳ nầy chỉ xuống chữ tử: kỳ phụ tức là tử chi phụ. Hai câu đó, chữ kỳ đều là adjectif possessif.

3. Câu nầy trong sách “Mạnh Tử”. Nghĩa là: ông Châu Công lo gồm ba vua để làm ra bốn việc (bốn việc có nói ở trên); bốn việc ấy (ba chữ nầy để dịch chữ ) có việc nào chẳng hiệp thì ngước lên mà nghĩ đó, đêm dùng nối ngày; may mà nghĩ được đó, ngồi mà đợi sáng. Thế thì chữ kỳ nầy cũng như chữ qui pronom relatif.

4. Câu nầy trong “Luận ngữ”. Lời đức Khổng nói với Tử Lộ: Mầy sao chẳng nói ông ấy làm người?.. Thế thì chữ kỳ đây cũng như chữ  .

5. Câu nầy trong “Luận ngữ”, lời đức Khổng nói: Nếu chẳng có Quản Trọng thì ta có khi đã (dịch chữ kỳ) vấn tóc và trở hò áo bên tả rồi! (Vấn tóc trở hò áo bên tả, là tục mọi; ngài nói nếu không có Quản Trọng thì mọi đã loán vào Trung Quốc mà ngài cũng đã thành ra mọi rồi). Thế thì chữ kỳ đây cũng như chữ que subjonctif.

PHAN KHÔI