Hán văn độc tu 1932/Bài học thứ chín

Bài đăng trên Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 172 (13. 10. 1932)

I. Verbe kép

sửa
Chữ Hán Đọc Nghĩa
陰 謀 Âm mưu Toan tính thầm kín với nhau
暗 殺 Ám sát Lén mà giết.
暗 指 Ám chỉ Ý định chỉ vào ai đó mà không nói rõ tên
虐 待 Ngược đãi Đối đã một cách bạo ngược
樂 觀 Lạc quan Xem việc đời thấy vui
悲 觀 Bi quan Xem việc đời thấy buồn
別 待 Biệt đãi Đãi cách đặt biệt
平 分 Bình phân Chia cho bằng nhau
甘 端 Cam đoan Đành lòng mà đoan ước
生 擒 Sanh cầm Bắt sống
光 臨 Quang lâm Khách đến nhà (nói cách lịch sự)
隱 居 Ẩn cư Ở ẩn
小 住 Tiểu trú Ở không lâu
假 寐 Giả mị Ngủ thiu thỉu
永 訣 Vĩnh quyết Chết
長 逝 Trường thệ Chết
利 用 Lợi dụng Lấy làm có lợi mà dùng
結 婚 Kết hôn Lấy nhau làm vợ chồng
離 婚 Ly hôn Ly dị nhau
旅 行 Lữ hành Đi đường
拜 命 Bái mạng Lạy mạng vua
投 機 Đầu ky (cơ) Lừa dịp thủ lợi
勝 陣 Thắng trận Đánh giặc mà thắng
敗 北 Bại bắc Đánh giặc thua mà chạy
絕 交 Tuyệt giao Bạn hữu dứt nhau, không làm bạn nữa

II. Cắt nghĩa thêm

sửa

Bài học vừa rồi có nói verbe kép dùng hai verbe mà ghép lại, nhưng cũng dùng một verbe với một adjectif; hôm nay lại nói thêm: cũng có dùng một verbe với một nom.

Khi dùng một adjectif thì adjectif ấy đã trở nên như adverbe vì nó phụ nghĩa cho một verbe. Tuy vậy, cũng không kể nó là adverbe được nữa, mà phải kể nó là verbe kép, bởi nó đã hiệp với verbe kia mà làm thành ra một chữ một nghĩa. Nghiệm thế nầy thì hiểu: những verbe kép ấy nếu đem dịch ra tiếng Pháp thì cũng chỉ có một chữ, như ngược đãi là maltraiter, lợi dụng là exploiter.

Verbe kép ghép với một nom cũng vậy nữa, cũng không còn kể nom ấy là nom mà chỉ kể là một verbe kép. Theo một sự chứng nghiệm như trên đó: Kết hôn là marier, ly hôn là démarier.

Từ âm mưu trở xuống 17 tiếng là verbe kép ghép bằng một verbe một adjectif; từ kết hôn trở xuống 9 tiếng là ghép bằng một verbe một nom.

Chữ theo về tiếng nom là khí âm, giống cái, đối với (dương) là khí dương, giống đực. Còn theo về adjectif thì  là tối,  là sáng.

Chữ là ngọt, đối với (khổ) là đắng. lại có nghĩa là đành lòng (nghĩa nầy cũng do nghĩa trên mà ra, ý nói đối với một vật nào đó, chẳng cứ nó đắng hay ngọt thế nào, mình cũng cho là ngọt đi, thế là đành lòng đó). Đoan là đoan ước, đoan hạn, chữ  甘 端  hay dùng trong giấy má việc quan.

là sáng; là đến. Có khách quý đến nhà mình, mình cho là sự vinh quang rực rỡ, ấy là nói cách lịch sự, tôn trọng. Verbe nầy chỉ dùng được cho ngôi thứ hai (2e personne) mà thôi.

Ở làm khách tại nơi nào năm bảy tháng một năm, có thể dùng được chữ 小 住. Trú là ở, tiểu là nhỏ. Ở nhỏ nghiã là ở ít.

là không thật, đối với (chân, chơn) là thật; là ngủ. Giả mị cũng như ta nói ngủ gà ngủ vịt.

là từ giã trong khi biệt nhau mà tỏ ý rằng về sau khó gặp nhau nữa. là dài, là đời đời. Đời đời từ giã không gặp nhau, tức là chết.

đây cũng như . là đi qua một lần mà thôi. (Như nói 水 逝, tức là nước chảy, vì nước chảy qua một lần rồi thôi, không chảy lại nữa, cho nên nói ). Vĩnh quyếttrường thệ đều là verbe kép để thế cho chữ  (tử là chết).

Vua ra mạng lịnh bổ cho ai chức quan gì, hay là ban cho ai vật gì, thì người nhận lấy phải vào lạy vua, kêu là 拜 命.

投 機 tức tiếng Pháp là spéculer.

là thua. vốn nghĩa là phương bắc mà cũng có nghĩa là "xây lưng lại". Đây là theo nghĩa sau, hễ thua chạy thì xây lưng lại.

III. Văn pháp Mode impératif

sửa

Ta đã biết trong Hán văn, về verbe, không có modetemps. Hán văn chỉ dùng những chữ gọi là "hư tự", chớ không có chia ra. Tuy vậy, về mode impératif thì lại có một cái hình thức cho ta nhận thấy được, nên chỉ ra cho biết.

1. Khi một chữ verbe neutre đứng làm một câu, không sujetcomplément chi hết, ấy là impératif. Như:

陽 貨 (Hóa) (vị) (Khổng) 子 曰 (viết): 來! 予 與 汝 言

(Câu nầy trong “Luận ngữ”, nghĩa là: Dương Hóa bảo Khổng Tử rằng: Hãy đến! Ta sẽ nói với mầy).

Thế thì chữ impératif.

2. Khi một chữ verbe actif đi trước chữ , làm thành một câu, không có sujet, ấy cũng là impératif. Như:

(Nhiễm) (Hữu) 曰: 既 (ký) (thứ) (hĩ), (hựu) (hà) (gia) (yên)? 曰: 富 (phú) 之! 曰: 既 富 矣 又 何 加 焉 ? 曰: 教 之!

(Câu nầy cũng trong “Luận ngữ”. Nghĩa là: (Khi đó Khổng Tử qua tới nước Vệ. Nhiễm Hữu đánh xe, ngài thấy dân nước Vệ đông (peuplé) lắm, bèn khen rằng: Đông lắm thay!) Nhiễm Hữu nói rằng: Đã đông rồi, lại thêm gì vào đó? Ngài rằng: Hãy làm cho chúng giàu đi!  Rằng: Đã giầu rồi, lại thêm gì vào đó? - Rằng: Hãy dạy chúng đi!).

Thế thì chữ và chữ đó đều là impératif. (Hai chữ là thế cho dân nước Vệ).

Ngoài ra, khi có để sujet thì lại thêm adverbe vào để làm ra impératif, có hai cách: một là khuyên giục; một là cấm ngăn.

Cách khuyên giục thì dùng chữ (nghi) và chữ (đương). Chữ trên giống như falloir, chữ dưới giống như devoir. Có ý bảo người ta phải thế nọ thế khác.

Như: 汝 宜 自 思 (Mầy phải nghĩ lấy mình). 吾 儕 當 愛 國 (Chúng ta phải yêu nước).

Cách cấm ngăn thì dùng chữ (vô) và chữ (vật). Hai chữ đều có nghĩa là chớ, là đừng.

Như: 汝 毋 面 從 (tùng) (Mầy chớ theo trước mặt. Câu nầy trong kinh Thơ, ý nói chớ có trước mặt thì theo mà sau lưng thì nói vầy nói khác). 非 禮 (lễ) 勿 言 (Điều chi chẳng phải lễ thì chớ nói. Câu nầy ở “Luận ngữ”).

IV. Văn liệu

sửa

Hôm nay, thế cho món thành ngữ − vì sợ lâu thì nhàm đi −, lấy phần nhiều những chữ học rồi, ghép lại mỗi "lời" từ bốn chữ trở xuống để học cho biết, kêu bằng văn liệu.

Văn liệu là tài liệu để làm văn. Nó là lời người ta thường đặt nhưng chưa phổ thông bằng thành ngữ. Những văn liệu nầy chuyên để ứng dụng trong khi làm văn chữ Hán, nhưng lời nào dễ hiểu thì cũng có thể dùng vào quốc ngữ đặng.

步 月 = Bộ nguyệt: Đi dạo dưới trăng. Đáng lẽ nói bộ ư nguyệt hạ () mà nói tắt đi như thế.

出 洋 = Xuất dương: Lời nầy xưa kia dùng để chỉ nghĩa ra khơi, nghĩa là thuyền đi biển mà không đi theo dựa bờ, ra đến ngoài khơi lận. Hoặc nói  (phóng là thả) nữa, cũng là nghĩa ấy. Nhưng từ khi các nước phương Đông ta giao thông với Tây đến giờ, hai chữ nầy lại chỉ nghĩa là đi ra ngoại quốc, như nói  出 洋 遊 (du) (học). Vì như nước ta, Tàu, Nhựt mà đi ra ngoại quốc thì đều phải vượt biển cả.

臥 遊 = Ngọa du: Nằm mà đi chơi hay là đi chơi bằng sự nằm. Chỉ nghĩa người ở nhà không đi đâu hết mà trong nhà có địa đồ, có sách, nằm đó mà coi thì cũng như đi chơi. ( du là đi chơi).

割 愛 = Cát ái: Cắt cái mình yêu hay tiếc. Ví dụ mình có vật gì, mình thích nó lắm, mà có người bạn xin đi, vì nể bạn quá mình phải tặng cho, dầu mình có yêu tiếc mấy cũng phải dứt tình.

開 山 = Khai sơn: Mở núi. Ví với người có công mở đầu một việc gì, cũng như mở núi trổ đường cho kẻ khác đi. Nói về người bắt đầu gây dựng một cái học thuyết cũng được.

吞 聲 飲 恨 = Thôn thinh ẩm hận: Nuốt tiếng uống giận. Chỉ nghĩa có sự tức giận mà nói ra không được hay là không dám nói ra. (tiếnggiận).

行 屍 走 肉 = Hành thi tẩu nhục: Cái thây đi được, thịt chạy được. Ý nói con người ngu, vô tri mà cũng bất tài vô dụng, chỉ có cái xác thịt cử động được đó mà thôi (, thi là thây người chết).

V. Học vận văn

sửa

Học vận văn là để phúng tụng (đọc mà có ngân ngợi) cho quen miệng, lâu rồi cái tinh thần của thứ chữ mình học đó nó vào sâu trong óc mình, giúp cho sự tấn bộ nhiều lắm. Học thứ chữ nào cũng vậy.

Hôm nay học một bài thơ rất dễ hiểu. Mà phải đọc thuộc, đọc đi đọc lại hoài rồi tự nhiên thấy chỗ hay, bởi vậy không cần giảng nhiều.

(tống là đưa) (xuân là mùa xuân), (ấy là cái đề).

當 日 喜 (hỉ là mừng) 春 來,
(kim là nay) 日 送 春 去.
來 也 ( là vậy) 從 何 方 (phương)?
去 也 向 (hướng là tới) 何 處 (xứ là chỗ)?
問 春, 春 不 言;
(lưu là cầm) 春, 春 不 住.
(phương là thơm) 草 遠 連 (liên là liền) 天,
便 (tiện là bèn) 是 春 歸 路 (lộ là đường)!

Giải nghĩa: Cái đề tống xuân, là đương lúc cuối tháng ba ta, hết mùa xuân, làm lời đưa nó đi. Nói như vầy:

Ngày đó mừng xuân đến,
Ngày nay đưa xuân đi.
Đến vậy, từ phương nào?
Đi vậy, tới chỗ nào?
Hỏi xuân, xuân chẳng nói;
Cầm xuân, xuân chẳng ở.
Cỏ thơm xa liền trời,
Bèn là cái đường xuân về!

của Hồ Ký Trần (胡 寄 塵) người Tàu hiện thời.

PHAN KHÔI