Hán văn độc tu 1932/Bài học thứ ba

Bài đăng trên Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 166 (1. 9. 1932)

I. Học tiếng một (Những tiếng noms từ 6 nét đến 10 nét)

sửa
Chữ Hán Đọc Nghĩa
Giang Sông
Sông
Hải Biển
Dương Biển lớn
Lục Đất liền; trên cạn
Lâm Rừng
Khưu (kỳ)
Phụ Đồi; gò
Phong Gió
Vũ, võ Mưa
Khí, khái Hơi nước
Hồng Mống
Tổ Ông nội
Tôn Cháu nội
Bác
Thúc Chú
Cô (chị em của cha); mẹ chồng
Điệt Cháu (kêu cô,bác, chú)
Tỉ Chị
Muội Em gái
Nam Con trai, đàn ông
Phụ Vợ; dâu; đàn bà
Thê Vợ
Đệ Em
Môn Cửa
Đình Sân
Gia Nhà
Thất Nhà trong
Phường (phòng) Buồng
Ốc Nhà

II. Cắt nghĩa thêm

sửa

江  河 đều nghĩa là sông, thường dùng để dưới một nom propre nào đặng chỉ tên con sông ấy, như (hương) , (nhĩ)  . (Khác nhau với chỉ gồm các sông).

theo tiếng Pháp là mer, océan.

khi nào đi với , nói 海 陸, thì là đất liền; khi nào đi với , nói 水 陸, thì là trên cạn.

đọc là Khưu Vi là tên đức Khổng Tử, người mình húy mà đọc ra Kỳ; nhưng tại sao đọc Khưu ra kỳ, trại xa như vậy thì không rõ. Lại bởi sự kiêng tên đó người ta cũng có viết ra .

cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Phụ. Luôn luôn ở bên tả chữ, biến hình thành ra  kêu bằng phụ gáo, vì hình nó như cái gáo.

cũng làm đầu bộ, kêu bằng bộ Võ. Luôn luôn ở trên đầu chữ, biến hình thành ra  , kêu bằng võ đầu.

khi đối với mà nói: 夫 婦, thì là vợ; khi đối với mà nói: 姑  婦, thì là dâu; khi đối với mà nói: 男  婦, thì là đàn bà.

cháu đối với bác, chú, cô mà xưng, khác với là cháu đối với ông bà nội mà xưng. hoặc cũng có viết ra  .

là cửa ngoài để đi vào sân; còn (hộ) là cửa trong để đi vào nhà. Vậy mà tục ta hay cắt nghĩa là cửa ngõ, không phải; là cửa ngõ mới phải.

là nhà, hiểu về nghĩa trừu tượng (abstrait). là nhà trong, chỗ đàn bà ở. Bởi vậy cũng có nghĩa là chồng, ý nói người chồng làm chủ cả nhà; cũng có nghĩa là vợ,  ý nói người vợ coi nội nhà trong (Hai chữ nầy thuộc về bộ , kêu là bộ Miên, nhưng tục ta quen kêu bộ Giằng đầu).

là cái nhà, hiểu về nghĩa cụ thể (concret). Bởi vậy, khi muốn nói "làng nầy có mấy cái nhà" hay là nói "nhà tranh nhà ngói" thì đều phải dùng chữ , không được dùng chữ .

III. Văn pháp Nom liên thuộc

sửa

Nhắc lại bài Văn pháp tuần trước. Tiếng một là mỗi chữ một nghĩa, cũng gọi là nom đơn. Còn tiếng đôi là hai chữ đều là nom cả mà đi liền nhau, chia ra ba thứ:

1. Nom kép: hai nom đi liền nhau mà chỉ có một nghĩa.

2. Nom bình hành: hai nom đi liền nhau mà có hai nghĩa rời ra, kêu tên hai sự vật.

(Hai thứ ấy học ở bài Văn pháp trước đã biết rõ rồi; còn một thứ nữa, hôm nay học trong bài nầy).

3. Nom liên thuộc: hai nom đi liền nhau mà một nom nầy thuộc về một nom kia.

Trong văn pháp chữ Pháp có chỗ nói về complément d'un nom, thì trong văn pháp chữ Hán, thứ nom liên thuộc nầy cũng giống như vậy.

Kêu bằng complément d'un nom, như nói l'ami du père, l'eau du fleuve, thì trong chữ Hán nói: 父 友, 江 水 ấy tức là nom liên thuộc đó.

父 友, 江 水 không phải chỉ có một nghĩa, cho nên không phải nom kép; lại không phải có hai nghĩa rời ra, cho nên cũng không phải nom bình hành. Kêu bằng nom liên thuộc bởi vì hai chữ liên nhau mà chữ thuộc về chữ (bạn của ai? của cha), chữ thuộc về chữ (nước của đâu? của sông).

Muốn làm hai nom dính nhau (ami với père, eau với fleuve) thì trong Pháp văn dùng chữ de; vậy trong Hán văn có dùng chữ gì không?

Có. Người ta dùng chữ (chi) vào giữa hai nom để nối nó lại và chỉ nghĩa nom nầy thuộc về nom kia. Bởi vậy, 父 友 tức là 父 之 友, 江 水 tức là 江 之 水.

Chữ trong khi ấy giống như chữ de trong Pháp văn. Có điều khác nhau là trong Pháp văn cái complément ở sau (père ở sau ami, fleuve ở sau eau), còn Hán văn, cái complément ở trước ( ở trước ở trước ).

Vậy nhưng chữ ấy, người ta phải bỏ đi luôn luôn, chỉ khi nào có sự cần đặc biệt thì mới để.

Số là 父 之 友 mà bỏ chữ đi, nói 父 友; số là 江 之 水 mà bỏ chữ đi, nói 江 水. Như vậy có lẽ nó lộn với hai thứ tiếng đôi kia là nom kép và nom bình hành chăng. Nhưng mà không lộn được.

Có cách để phân biệt nom liên thuộc cho khỏi lộn với hai thứ nom trên đó, là cứ hễ khi gặp hai nom đi liền nhau, mình thử đặt chữ vào giữa mà có nghĩa thì mới là nom liên thuộc; còn không thì không phải. Như 夫 人, nếu thêm vào thành ra 夫 之 人, 牛 羊, nếu thêm vào thành ra 牛 之 羊, thì không nghĩa chi hết, không phải là nom liên thuộc.

Trừ ra có một ít nom kép có thể để chữ vào được là như 天 子, có thể nói 天 之 子.

IV. Học tiếng đôi

sửa

Cũng như bài học tiếng đôi trước, nhưng hôm nay học tiếng đôi về nom liên thuộc.

Nom kép và nom bình hành thường là những chữ sẵn có; còn nom liên thuộc thì tùy khi mình đặt, muốn để nom nào thuộc về nom nào theo sự mình cần nói. Tuy vậy cũng học qua ít nhiều chữ, là có ý tập quen để sau tự đặt lấy.

井 水 (tức là 井 之 水 ): Nước giếng.

手 心 (»     »   »  ): Lòng bàn tay.

足 心 (»     »  »  ): Lòng bàn chơn.

人 身 (»     »  »  ): Thân thể người ta.

牛 耳 (»     »  »  ): Tai trâu (bò).

海  風 (»     »  »  ): Gió biển.

山 石 (»     »  »  ): Đá núi.

房 門 (»     »  »  ): Cửa buồng.

海 門 (»     »  »  ): Cửa biển.

犬 牙 (»     »  »  ): Răng chó.

羊 肉 (»     »  »  ): Thịt dê.

牛 角 (»     »  »  ): Sừng bò.

人 力 (»     »   »  ): Sức người.

天 心 (»     »  »  ): Lòng trời.

林 木 (»     »  »  ): Cây rừng.

Cách học bài thứ ba nầy

sửa

Cố nhiên như hai bài trước, ba chục tiếng một hôm nay cũng phải theo phép đếm nét và phép viết mà học cho thuộc lòng.

Bài Văn pháp bữa nay nên nhập với bài trước mà làm chung một cái đề cương (résumé) sau khi đã hiểu thật đúng. Làm cái đề cương nầy hoàn thành rồi thì cứ đó mà nhớ.

Theo bài Văn pháp hôm nay, đã biết nom liên thuộc do mình đặt ra được, vậy hãy bắt đầu tập làm việc ấy đi.

Nom liên thuộc, ta đã biết tới gốc nó là có chữ ; vậy ta hãy tập đặt mỗi cái nom liên thuộc có chữ , để cho nhuần lòng và thuận miệng, nhưng phải biết chữ ấy thế nào cũng phải bỏ.

Bắt chước theo bài học tiếng đôi trên đây: muốn nói nước (của) giếng thì nói 井 之 水, muốn nói gió (của) biển thì nói 海 之 風, rồi suy ra mà đặt những chữ khác.

Tốt hơn là trong khi làm việc này nên viết ra trên giấy theo như cách tập dịch: một bên viết quốc ngữ, một biên viết chữ Hán.

Vậy có mấy cái đề để dịch đặt sẵn sau đây, người học hãy cứ đó mà dịch theo. Còn như sự thử lại coi dịch có trúng không thì tưởng người học tự làm lấy cũng được, vì trong bài nầy dạy đã kỹ lắm, không có thể lầm. Điều nên nhớ thứ nhứt là cái complément bao giờ cũng ở đằng trước, ngược với tiếng Lang Sa.

Đề dịch: 1. Sừng của dê. - 2. Lông của chó. - 3. Lòng của người. - 4. Cây lúa của ruộng. - 5. Cây của núi. - 6. Lông của bò. - 7. Da của heo. - 8. Gió của  núi. - 9. Sắc của trời. - 10. Tài của miệng. - 11. Sắc của gái. - 12. Anh của chồng. - 13. Hình của núi. - 14. Nhà của cha. - 15. Sắc của mặt trăng.

PHAN KHÔI