TỰA

Túng sử có cái chí ngang trời dọc đất, cái tài xuất chúng siêu quần đến thế mấy, cũng không thể không hiểu qua non sông nhà mình, nòi giống nhà mình, gốc gát tự đâu đâu....mà muốn hiểu non sông nhà mình, nòi giống nhà mình, gốc gát tự đâu đâu, trừ ra lịch sử cũa tổ tiên mình lưu lại, thi không do đâu mà hiểu được. Thế đã hiểu lịch sử đối với con người có ảnh hưởng quan thiết sâu xa lắm vậy.

Lại làm người tức phải đổng tất cả những việc quá khứ, việc hiện thời, hai việc ấy ta lại cần phải đối chiếu nhau, dung hoà nhau, lọc lấy một phần tinh-ba cốt-yếu mà người ta gọi là quốc túy đó, để di dưởng lấy tinh thần, dồi mài nên khí tiết, dường ấy đối với quốc gia xã hội, rồi quốc-gia xã hội mới mong nhờ mình.

Nước mình cũng một nước có lịch sử vẽ vang lắm vậy, song người mình, trừ ra một số người có học thức, có tham khão ít nhiều về lịch sử nước nhà thì không nói, còn ra vô số những hàng người, ngoài sân vọng cái bàn thờ Trương-đạo-Lang (Trương-thiền-Sư) trên trang treo bức hình ông Quan-Vỏ, hằng năm hương hỏa bất tuyệt. Chẳng may mở miệng ra, mở miệng ra thì nào là Lưu-kim-Đính giải giá Thọ-châu, Phàn-lê-Huê phá Hồng-thủy-Trận. Chớ chưa thường có mấy ai nhắc nhở đến, sùng bái đến cái ông Đinh-tiên-Hoàng, Lê-thái-Tổ, Trần-hưng-Đạo, Trưng-Trắc, Trưng-Nhị v.v… là những bực đả làm vẻ vang cho lịch sử nước nhà, bồi đấp cho non sông tổ quốc tự hồi nào… Thật củng một đều đáng thương tâm về sự khuyết điểm của anh em mình lắm vậy.

Cũng không nói trước mình từ Trần, Lý, Lê, Đinh những trước, là cái lịch sữ vào thời kỳ xa xuôi, chí như lịch sử vào lối vài trăm năm trở lại đây, tuy là cái lịch sử người mình đua tài dành ngôi giết nhau với người mình thì mặc dầu, mà quốc dân mình cũng ít kê cứu đến cho biết sự hay dở của lịch sử xưa nay, có quan-hệ gì đến tinh thần hóa của quốc dân mình buổi nầy chăng? thì thật họ trông nom cái lịch sử ấy không bằng trông nom mấy cuốn tiểu thuyết lằng xằng của mấy văn sỉ dở, mua trong mấy quán sách ở đầu đường cuối chợ kia, bao nhiêu đó cũng đã biết được sự học-vấn của bọn bình dân mình ra làm sao rồi.

Mới đây ông Tân-dân-Tử ông củng vào hàng tiễu-thuyết-gia đương thời, tưởng ông củng cãm xúc vì cái nổ vừa mới nói trên đó, nên ông cùng tôi trong buổi chuyện trò, ông có tỏ cho tôi biết rằng : ông đả lược rút lịch sử nước mình vào hồi đức Gia long chạy vào Nam, viết thành một bổn để người mình trông đấy cho biết cái lịch sử nước mình sau nầy là thế.

Tôi nghe qua lấy làm tán dương ông có cái hoài cãm với nguồn gốc nước nhà, nên xin có mấy lời trước nầy khen ngợi ông là người lưu tâm về sử-học vậy.

NGUYỂN-TỬ-THỨC

Cựu chủ bút tờ Đông-Pháp và
hiện thời chủ bút tờ Canh-Nông