Giọt máu chung tình/Hồi thứ mười sáu

HỒI THỨ MƯỜI SÁU

Gặp Nữ-sỉ ra tay cứu mạng,

Nơi thạch-đình tạm chốn thê thân

Khi con quái ấy cách Tiễu-thơ chừng vài chục thước, thì đứng lại, day đầu ngó nghinh Tiểu-thơ. Tiễu-thơ và thễ-nữ đứng núp sau gốc đại-thọ đã thất vía kinh hồn, tay chơn đều rung lập cập.

Bỗng thấy một lằng hào quan dọi ngang trước mặt, rồi xẹt lại con quái kia. Tiểu-thơ ngó lại thì thấy rỏ ràng con thú một sừng rát dữ dằn, tục kêu là con tây, gẩm đầu chạy tới, đụng vào gốc đại thọ một cái rất mạnh, làm cho cã cây đại thọ đều rung rinh. Còn Tiểu-thơ và Thể-nữ thất kinh la lên một tiếng, rồi nhào lăng xuống đất.

Con quái ấy thấy vậy, xốc tới muốn giết hai cô. Bỗng đâu có một mũi tên phía kia xẹt lại trúng nhắm đầu con quái ấy, rống lên một tiếng rền cã và rừng. Kế đó một con Bạch-tượng phía sau rừng nhảy ra, xốc lại cự với con quái kia một cách dữ tợn, lại thấy một người đứng trên lưng con Bạch-tượng, vai mang cung-tiễn, tay cầm một cây trường thương dài hơn ba sãi, đâm con quái ấy một cái ngang hông. Con quái ấy bị đâm rất đau, liền nhảy dựng hai chơn trước lên cao, đặng chụp người ngồi trên lưng con Bạch-tượng mà giết. Nhưng con Bạch-tượng chẳng hề để cho con quái kia động tới người ngồi trên lưng, liền day lưng qua và quày đầu lại cách lẹ làng, rồi lấy hai cái ngà trước mũi, nhọn vắt như hai ngọn trường thương, vít ngang hông con quái kia một cái rất mạnh. Con quái kia liền day đầu lại đụng vào lưng Bạch-tượng. Hai con đụng chém nhau nghe bốp bốp nơi mé rừng, như hai cọp dành ăn, hai trâu chém lộn. Con thì hã miệng khè khè, con thì thở nghe khịch khịch, ngó lại thấy người ngồi trên lưng con Bạch-tượng cách thế vững vàng, an như bàn thạch và ra sức huơi thương mà trợ chiến cùng voi, cũng như tướng ngộ lương tài, kỳ phùng địch thũ.

Hai con cự nhau một hồi, cây gãy lao xao, các bay mù mịt, kế thấy con Bạch-tượng lấy hai cái ngà đâm vào hông con quái kia một cái rất mạnh, lũng vô tới ruột, rồi vít lên, thì nghe con quái kia rống một tiếng rồi té nhào xuống đất, tức thì con bạch tượng nhảy lại đứng trên mình con quái kia, rồi cất đầu la lên một tiếng dậy đất vang rừng, dường như thấy giết đặng kẻ nghịch rồi thì mừng mà la lên một tiếng gọi là đắc thắng.

Tiễu-Thơ và Xuân-Đào thất kinh đứng núp sau cây đại thọ, lấp ló rình coi, thì thấy người trên lưng voi nhảy xuống, rồi xâm xâm đi tới và cười và nói rằng: Xin hai cô chớ sợ, con quái ấy nó đã chết rồi.

Tiễu-thơ nghe tiếng nói thanh nhã diệu dàng thì đổi sợ làm mừng, rồi dắc thễ-nữ lần lần bước tới.

Khi bước lại gần thì thấy một gái quấc sắc hồng nhan, mình mặc vỏ trang, bộ coi mạnh dạn. Người gái ấy đứng cách oai nghi tề chỉnh, tay chống trường thương, tay cầm đèn mà rọi trên mặt Tiễu-thơ, thấy một gái yễu điệu hồng nhan, thì biết là con nhà trăm anh phiệc diệc, bèn bước lại gạng hỏi căn do, và tánh danh xứ sỡ.

Tiễu-Thơ nói: tôi tên Bạch-thu-Hà, quê ở Đông-kinh con của Bạch-công Thượng-thơ binh-hộ, chẳng may mẹ cha mất sớm, thân quyến ở xa. Nay nhơn có việc nhà, muốn đến Hãi-ninh thăm dì là Mã-thị phu-nhơn, nên phải trổi bước lưu lạc gian-hồ. Chẳng dè gặp bọn vô loại cường-đồ, nữa đường nó toan mưu đoạt của, rồi bỏ giữa rừng hoang, nên cô cháu tôi lạc đàng, mà phải gặp nhằm thú dữ, may nhờ ơn quới-nương cứu tữ, thật là hạnh phước vô cùng, song chẳng biết quới-nương quê quán ở đâu, và xin tỏ phương danh cho tôi rỏ.

Người gái ấy nói: tôi quê ở Hương-sơn, Tiểu danh Hoàng-nhị-cô là thiếp, thuỡ nay chuyên nghề săn bắn, tánh ưa theo thú lâm tuyền, vì vậy nên đêm đêm thường dạo chốn rừng rậm non cao, đặng săn nai bắn cọp. Xảy thấy hai cô trong lúc đêm hôm tâm tối, bị loài mảnh thú hành hung, nên tôi lật đật lước bụi băng rừng, đến đây ra tay cứu nạn. Vậy, xin hai cô theo tôi trỡ về tệ xá, đặng tạm nơi đình đổ ít ngày, rồi tôi sẻ lựa dịp đưa đến Hãi-ninh, thâm di-nương cũng chẳng muộn.

Nói rồi dắc Tiễu-thơ và Xuân-Đào lại trước con Bạch-tượng và lấy tay vỗ trên dầu Bạch-tượng hai ba cái, và la lên một tiếng biểu quì. Con Bạch-tượng hai chưn trước liền quì mọp xuống đất. Hoàng-nhị-Cô bèn đỡ hai người lên ngồi trên Bạch-tượng, rồi mình leo cỡi trước cổ voi, la đi. Voi nghe, liền đứng dậy, băng theo đường rừng mà đi, cách khoan thai êm ái.

Tiểu-thơ và Thể-nữ ngồi trên bành voi, ngó xuống vọi vọi như ngồi trên mái nhà, lại thấy vòi tượng đỏng đãnh vục lại vung qua, và trong miệng ngậm một cặp ngà, nhọn vắc như hai ngọn trường thương, cậm đễ giàng hầu trước mặt. Con Bạch-tượng khi lên đèo lúc xuống hố, khi vược bụi, lúc băng đồng, đi quanh quanh lộn lộn trong đường rừng một hồi rất lâu.

Khi đi tới một tòa núi lớn kia thì thấy đá dựng chập chồng, non cao chớn chỡ, đường núi dốc đỗ như thang lầu, hai bên đường thì liễu đứng dựng tàng, mai dàn đội ngũ, xem rất quanh co hiễm trỡ, song voi đi êm thấm như đất bằng. Khi đi tới một cửa đá rất to, chận ngang giữa đàng, như một cữa tam quang cao lớn. Hoàng-nhị-Cô bèn lấy cái còi bên lưng, đặt vào miệng thỗi lên một hơi, rồi nhảy xuống lại gỏ cữa ba cái thì cữa đã mỡ ra, thấy một người vậm vở bước tới cúi đầu chào Nhị-cô, rồi trở ra đứng một bên cữa.

Nhị-cô dắc voi vừa bước vào, thì cữa kia đã lần lần khép lại. Đó rồi đi tới một chổ đất bằng rộng rãi, xem dường một cảnh hoa-viên. Phía trên núi có một ngọn suối phi tuyền, nước đỗ xuống văng lên trắng giả, như sương sa tuyết xuống, nơi thì vườn hồng xóm lục, đỏ xanh hoa liểu xen hàng, chỗ thì cụm trúc chồi mai, mờ mịch sương lồng bóng cỏ, chổ lại đen đen khói toã sơn đài, nơi thì trắng trắng mây gài thạch động. Thật là một phong cãnh rất kỳ quang dị mục, tịch mịt phi thường, thanh thao nhạc súi kèn ve, quanh lộn đường qua ngỏ lại.

Bỗng thấy hai con quái to lớn sầm sầm, mình mẩy đen thui như lọ, ở trong động núi xâm xâm bước ra, và rống lên một tiếng rất lớn. Con bạch-tượng liền ngóng cỗ đưa vòi và dãnh hai lỗ tai, như hai cái quạt, rồi cũng rống một tiếng đối lại, nghe thôi vang rừng dậy núi. Tiễu-thơ và Thế-nữ đã kinh hồn hoản vía, ngồi núp trên bành voi, không dám hó hé. Khi lại gần thì thấy hai thớt voi đen, giao đầu cùng nhau, quì ngay giữa lộ.

Nhị-cô liền ngừng con bạch-tượng lại, rồi nói với Tiểu-thơ rằng: « Xin hai cô chớ ngại, đó là hai con voi của anh tôi là Hoàng-nhứt-lang, nhơn anh tôi đi khỏi, nên thã nó ăn nơi vườn nầy, nay thấy tôi về chạy ra mừng rở nghinh tiếp. Nhị-cô nói rồi day lại la lên một tiếng đi, thì hai con voi đen lật đật đứng dậy trở vào động núi. Đó rồi Nhị-cô giục voi đi tới, chẳng đầy một trăm bước, bỗng nghe trên ngọn cây kêu tiếng thanh thao rằng: Cô hai về, cô hai về.

Tiễu-thơ lấy làm lạ, ngó lên kiếm coi ai kêu, song không thấy ai hết, kế nghe một tiếng hỏi: Ai đó vậy? Ai đó vậy?

Tiễn-thơ đương ngó lên cây kiếm coi, bỗng thấy một con chim trắng bay xuống đứng trước đầu voi, kêu cô hai, rỏ ràng như tiếng người ta kêu vậy.

Nhị-cô liền ôm chim ấy đễ trên tay rồi nói với Tiểu-thơ rằng: Chim nầy là chim Anh-võ bên nước Cao-ly, tôi nuôi đã mấy năm dư, nay biết nói giỏi lắm, thấy tôi về thì mừng nên kêu la chào hỏi.

Nhị-cô nói rồi day lại vuốc ve chim Anh-vỏ một hồi và nói: Thôi, con bay lên cây ngũ di. Nói vừa dức tiếng, thì chim Anh-vỏ nói: Tôi đi, tôi đi, rồi bay mất.

Khi đi khỏi hoa viên thì thấy phía tã, có một tòa cổ tháp rất cao, ở dựa chơn núi, phía hửu thì thấy một tòa nhà nguy nga rộng rãi. Chung quanh có xây đá làm thành trước ngỏ có sơn-ly thạch trụ. Xãy nghe bên cái cổ tháp đánh ba tiếng chuông, kế bên nhà kia đánh lại ba tiếng trống.

Hoàng-nhị-Cô day lại nói với Tiểu-thơ rằng: đây đã tới chổ rồi, xin hai cô xuống tượng. Tiễu-thơ và Thế-nữ lật đật bước xuống bành voi, thì thấy hai người mặt đồ đen trong động núi bước ra, chào Nhị-cô rồi dắc con bạch-tượng trở vào Thạch-động.

Tiểu-thơ và Thễ-nữ theo Nhị-cô đi một đỗi xa xa, bỗng thấy một tòa lương-đình cất trên gộp đá cao, de ra ngoài biễn, ba bề sóng bũa lao xao, minh mông trời nước, chung quanh có mấy cái cù lao nho nhỏ, tàng cây rậm rạp, gộp đá do de, biễn thánh non thần, mườn tượng bồng-lai tiên cảnh.

Khi ra tới lương-đình thì thấy ghế bàn tinh khiết, hai bên có liễn cẩn màn thêu, bốn phía có cửa sổ song ly, dưới chơn núi thì đá dựng như vách tường. Thật là: Một chổ vực thảm non cao, ngó xuống mù mù vọi vọi. Hoàng-nhị-Cô mời Tiễu-thơ vào ngồi nơi ghế, rồi hối tĩ-tất đem trà cho Tiễu-thơ và Xuân-Đào giãi khát, một lác thấy tỹ tất dọn cơm bưng ra. Hoàng-nhị-cô liền mời Tiễu-thơ và Xuân-Đào ngồi lại dùng cơm và trò chuyện một hồi rồi nói: chỗ nầy có phòng buồng mát mẻ, xin hai cô ở đây tạm nghĩ ít ngày không sao phòng ngại, đó rồi từ giã Tiễu-thơ, trở về tư thất.