Giọt máu chung tình/Hồi thứ mười lăm
HỒI THỨ MƯỜI LĂM
Chốn giang hồ, lâm tay bợm bải.
Bước lưu lạc cám phận đào thơ.
Đây tôi xin nhắc lại chuyện Tiễu-thơ Bạch-thu-Hà, từ khi từ hôn tỵ thú, nữa đêm tạm kế thoát thân, bèn mướn một chiếc thuyền sấp đặt sẳn sàng, chờ tối lại Tiễu-thơ với thễ-nữ Xuân-Đào dắc nhau xuống thuyền trốn đi, tính qua nhà dì là Mã-thị ở Hãi-ninh mà trú ngụ. Chẳng dè gặp tên chủ thuyền là một tay giang hồ bợm bải, và vợ nó cũng một người ác phụ cường đồ, ngoài môi thì giả dạng thiệt thà, mà trong ruột lại hầm hầm chước quỉ. Nó thấy Tiễu-thơ là con nhà đại gia vọng tộc, yếu đuối phận gái hường nhan, một tớ một thầy mướn thuyền mà đi vào Hải-ninh là chỗ đường sá xa xui, thiên san vạn thủy, thế thì trong lưng bạc vàng châu báu chắc nhiều, vì vậy hai vợ chồng tên chủ thuyền ngày đêm xầm xĩ, nức nỏm mừng thầm, chỉ lo thiết kế toan mưu, chờ diệp sẽ ra tay thủ đoạn, nên khi gặp Đông-Sơ tại bến đò, Tiễu-thơ biễu đình thuyền, thì 2 vợ chồng tên ấy làm lãng chẳng nghe, e Tiễu-thơ thoát khỏi, thì mất mối hàng to, nên kiếm chước nói rằng: Chổ đó có bọn cường đồ, hay giã dối gạt người mà đoạt tài hại mạng, nên chẳng chịu đình thuyền, cứ việc trương bườm chạy mãi.
Tiễu-thơ trong lúc tâm thần rối loạn, nghe nói thì bán tính bán nghi, dẫu cho muốn cãng trở đều chi, nhưng xem lại hai vóc liểu yếu đào thơ, thì có thế lực gì mà tranh cùng bọn võ phu cường bạo ấy cho đặng.
Chúng nó mượn một cánh bườm tự-do thong thoã, mà nương theo ngọn gió Hồng-ngộ thuận phong, thì mặt tình khi xuống vịnh ra khơi, tự ý chốn sông sâu nước chảy, dẩu cho nó vậy trời khuấy nước, dọc ngang theo thói vẩy vùng, mà làm một vua Hổn thế ma vương, nơi chốn gian hồ đạo lộ, thì cũng chẳng ai làm chi hắn đặng. Vì vậy nên Tiểu-thơ phải chịu hàm thinh thúc thũ, mà đánh liều nhắm mắt đưa chơn, thãm thay cho một gái hồng-nhan, thoãn mãng ngày qua đêm lại, chỉ bị một sự kinh tâm khổ não, cứ theo vấn vít nơi lòng, khắc lụn canh tàn, chỉ thấy một lưới sầu bi phủ ngoài sắc mặt.
Bữa nọ thuyền ra khỏi cữa, thì chỉ thấy nước trời lai láng, ngày đêm gió nạt sóng gầm, lượng thì xốc tới, lượng thì nhào ra, dường như thấy cái sắc yễu điệu thuyền-quyên, thì rũ nhau lước tới, ngã ngớn leo trèo theo hai bên be thuyền, mà lấp ló dòm coi cái vẻ khuynh thành quốc sắc. Còn Tiểu-thơ với Xuân-Đào thuở nay là gái khuê môn bất xuất, chưa tuần lưu lạc giang hồ, nay ra giữa chốn vạn trận phong đào, thấy cái mạng sống còn gởi trên mặt nước vài phân, thì chẳng biết bao nhiêu kinh tâm táng đởm. Cái khổ tâm của Tiểu-thơ lúc nầy nói không cùng, kễ không xiết, lớp thì buồn việc gia-đình lộn xộn, lớp thì sầu việc duyên nợ đão điên, đoạn thì sợ sông biễn hiểm nguy, đoạn thì lo nổi bọn cường đồ mong lòng hăm hại, mà toan mưu sát mạng đoạt tài, vì vậy nên, sầu đong càng khắc càng đầy, bền lòng xắn-xít nổi nầy nỗi kia.
Bữa nọ tên chủ thuyền đương đứng cầm bánh sau lái ghe, day mắt ngó ngay vào hướng Tây, thấy mù mù một lằng cây xanh, dăng theo mé biển, nhắp nhán liền với chơn mây, thì kêu vợ chĩ mà nói: chúng ta đã tới địa phận tỉnh Quảng-Yên. Vợ nói: Vậy thì lúc nầy trời êm biễn lặng, sao chưa thừa diệp mà ra tay cho rồi, đặng phóng sanh 2 con cá chạch cho rảnh, còn đợi chừng nào?
Tên kia nghe vợ nói thì mĩnh cười mà rằng: nó đã vào tay Ngưu-ma-Vương với mụ La-Sát nầy rồi, dẩu cho Tề-thiên đại-thánh cũng chẳng thoát khỏi tay mình, huống chi hai con cá chạch nầy, muốn phóng sanh chừng nào cũng được.
Nói rồi buông tay bánh bước lại đứng trước mặt Tiểu-thơ, bộ tướng dữ dằn, mắt ngó lườm lườm và nói; « Hai ngươi có biết ta là vua giang hồ đạo lộ, thì quì xuống mà nghe ta phán một lời cho mà nhờ phần phước.
Tiễu-thơ và Thễ-nữ thấy tên ấy bộ tướng hung hăng thì thất kinh, rồi kiếm đều năng nĩ mà nói: xin ân nhân lấy lòng quảng đại, mà đoái thương chúc phận nhược chất liểu bồ, thân nầy ngày nay như cá trên thớt, thịt đầu dao, dầu tha giết thế nào tôi cũng chẳng dám nghịch lời trái ý. Nhưng mà tôi xin người mở lượng hải hà mà cho tôi đi tới nơi, về tới chốn, thì cái ân đức của người tôi chạm dạ ghi xương, và tôi hứa cùng người, dầu bao nhiêu tôi cũng ơn đền nghĩa trả.
Tên cường-bạo nghe nói thì ngước mặt cười hà, hà, rồi ngó Tiễu-thơ cách nghiêm nghị và nói: Ta có một lời nầy nói cho ngươi biết là: cái gia tài trong lưng ngươi phải giao hết cho ta, thì ta để dành cái mạng sống của ngươi, còn ở thế-giang; Bằng không thì ta cho ngươi xuống đáy biển trầm luân nầy đặng theo hầu Long-vương cùng Hà-bá. Nói rồi hô lên một tiếng, thì mụ La-Sát với mấy tên kia nhảy lại lục tuối giở rương, nào là bạc vàng châu báu, nào là quần áo nữ trang, đều tóm lấy sạch trơn, và trúc hết vào túi gian tham cường bạo của bọn nó. Đó rồi bẻ bánh quày thuyền nhắm dang rừng mà chạy tới.
Khi thuyền vô tới bải, thì mụ La-Sát nói với Tiễu-thơ rằng: ta thấy ngươi là phận gái đơn cô, giang hồ lưu lạc, nên ta làm phước đưa ngươi vào đây, và ta chừa cho ngươi một đường sanh lộ nơi mé rừng nầy, mặt ý ngươi muốn đi đâu thì đi cho thong thả. Vậy ngươi hãy mau xuống khỏi thuyền, đặng bọn ta trở lái.
Nói rồi xốc lại ôm Tiểu-thơ và Xuân-Đào bỏ nơi bải biễn, rồi quày thuyền mà chạy.
Tiễu-thơ và Xuân-Đào đứng dựa bảy biễn, ngó quanh bốn phía, thật là tứ cố vô lân, trên bờ thì chẳng có nhơn dân, dưới biễn cũng chẳng thấy ghe thuyền lai vản, chĩ thấy non cao rừng rậm, biễn rộng sóng nhào. Tội nghiệp thay cho Tiễu-thơ với Xuân-Đào là phận gái yếu đuối mảnh ma, mà gặp cảnh ngộ thảm khô đắng cay nầy, thì biết bao giọt sầu lai láng. Đó rồi hai cô cháu dắc nhau lần lần kiếm đường mà đi. May gặp một cái đường mòn, hai bên đường chỉ thấy rừng hoang cỏ rậm, vuợn hú ve ngâm. Cô cháu lẳng lặng làm thinh, cứ lần theo đường mà phăng phăng bước tới, lúc lên cao, khi xuống thấp, trông cho mau mau ra khỏi rừng hoang, họa may có gặp nhà nào, đặng ghé vào ngơi nghĩ, và hỏi thăm đường sá luôn thể. Song đi một hồi đã mỏi mệt, mà chẳng thấy nhà nào, duy nghe văn vẳn bên tai những tiếng quốc quốc te te, càng nghe càng thêm buồn thãm. Ấy là:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Kêu sầu mỏi miệng tiếng đa đa.
Hai cô cháu cứ việc băn rừng lước bụi, xuống hố lên đèo, đi quanh lộn trong đám rừng rậm cây cao, mà lẩn bẩn trời đà xế bóng.
Tiễu-thơ đi nữa không nổi, bèn ngồi dựa mé rừng mà than rằng: « Trời ôi! trời cho tôi gặp chi một cãnh ngộ rất thãm khổ như vầy, từ hồi sớm mai tới bây giờ, mãng đi quanh lộn trong đám rừng nầy, chẳng biết chừng nào ra đặng. Nếu trời tối lại, những loài độc trùng ác thú tràng ra, thì hai ta ắc không còn sanh mạng, phần thì bụng đói xếp ve, cơm nước không có, phần đường rừng gay trở, tay chơn bủng rũng khó nổi bước đi, những mãng ngậm thở ngùi than, mà mặt sầu đã chứa chan hàng lụy.
Xuân-Đào thấy vậy cũng rưng rưng nước mắt, mà nói với Tiễu-thơ rằng: Cô ôi! trời đã gần tối, cô ráng đi một đổi nữa coi, họa may có gặp nhà ai chăng, đặng xin vào mà nghĩ. Nếu để tối rồi, thì hai cô cháu mình ở giữa rừng hoang nầy, biết đâu mà náu nương trú ngụ.
Tiễu-thơ nghe nói liền ngước mặt lên trời thấy gương ô hầu lặng, còn một vài cụm mây chiều đương bay phưởng phất trên không, và văn vẳn bên tai, thì nước dưới suối nó chảy nghe rĩ rã. Ấy là :
Trông mây dường vẻ tình lưu lạc,
Nghe suối như đờn khúc biệt ly.
Cái cãnh tình rất ai bi thê thãm nầy làm cho Tiễu-thơ và Thễ-nữ, thêm gan héo ruột xào, rồi hai mặt nhìn nhau mà rưng rưng giọt lụy.
Bỗng đâu một ánh sáng mặt trời, xõ ngang rừng cây, và dọi ngay trước mặt Tiểu-thơ dường như kẻ đứng tạo-hóa thấy Tiễu-thơ ngồi đó, thì cầm ngọn đuốc tàng dương mà rọi ngay nét mặt, đặng từ giã Tiểu-thơ, rồi phăng phăng xuống chốn Tây-đài, mà gài then đóng cữa.
Khi Tiễu-thơ thấy cái bóng tàng dương đã lặng xuống khuất núi, thì bao nhiêu những sự tối tâm lần lần rũ nhau áp lại, làm cho đường sá lờ mờ, cõ cây mù mịt. Nào là chim mèo lăng xăng ré tiếng, nào là giọng ục rậm rật kêu vang, dường như thấy gái quốc sắc lạc đàng, mà xúm lại buông lời ghẹo hảnh. Trời càng ngày càng tối, một cô một cháu ở giữa rừng hoang, cái khỗ não kinh tâm và sự đói cơm khát nước, nó cứ theo cắng rứt trong lòng, dầu rức cũng không ra, chà cũng không hết.
Đó rồi cô cháu lần lần đi lại gốc cây đại-thọ, ngồi đó ngậm thở ngùi than, ôm nhau mơ màng mà chờ sáng. Đêm khuya vắng vẻ, những tiếng xao xác gió đưa nhành lá, nghe dường rừng cây nó thỏ thẻ chuyện trò, lộp độp sương đổ lai rai, nghe như tiếng hài của khách lâm tuyền bước đi qua lại.
Tiễu-thơ và thễ-nử khi đương canh khuya mờ mệt, mơ màng nữa tĩnh nửa mê, bổng đâu nghe tiếng rọc rạch trong rừng, kế thấy một con quái mình mẫy đen thui, ở phía kia đi tới, bộ tướng dữ dằn, hã miệng nhăn nanh và đi và táp bập bập, hai mắt sáng như ngọn đèn, đi tới đâu thì cây rung nhánh gảy.