Gương sử Nam/Thiên thứ ba/Nói về kì thứ ba

Nói về kì thứ ba

Lịch tây năm 1558, là đời đức vua Gia-dụ, ta vào trấn đất Thuận-hóa, đất Quảng-nam, đanh nước Siêm-thành, đặt thêm ra được một phủ Phú-yên nữa, mà chia phủ ấy ra làm hai, gọi là huyện Đồng-xuân, huyện Tuy-hòa.

Lịch tây, năm 1649, là đời vua Hiếu-chiết ta làm chúa. lại đánh nước Siêm-thành, lấy được đất nó, đặt ra làm phủ Ninh-hòa, phủ Diên-khánh; lấy sông Phan-giang mà chia giới hạn nước nó cùng nước ta.

Khi ấy nhà Minh vừa mất nước. Có quan tướng nhà Minh, tên là ngươi Dương-ngạn-Địch, ngươi Hoàng-Tiến, ngươi Trần-thượng-Xuyên, ngươi Trần-yên-Bình, không chịu thần-phục nhà Thanh, đem 3.000 quân, nám chiếc thuyền đến cửa Đà-nẵng, cửa Tư-hiền xin chịu thần phục với ta.

Ngài đã là thương kẻ qui-hàng, mà cũng có ý mở mang bờ cõi.

Lúc ấy tỉnh Gia-định còn thuộc về đất Chân-lạp, nên chi Ngài khiến dụ nước Chân-lạp để cho ngươi Dương-ngạn-Địch, ngươi Hoàng-Tiến vào ở đất Gia-định, đất Định-tường; ngươi Trần-thường-Xuyên, ngươi Trần-yên-Bình vào ở đất Biên-hòa. Từ đó phố xá một ngày một rộng, mà thuyền ngoại-quốc buôn bán, đã dần dần tới đất Gia-định vậy.

Năm 1693, là đời vua Hiếu-minh ta làm chúa, lúc ấy nước Siêm-thành làm phản. Ngài sai vào đánh, đổi tên nước nó là trấn Thuận-thành, sau lại đổi ra là phủ Bình-thuận. Từ đó nước Siêm-thành mới thực là không có đất vậy.

Ngài lại sai ông Nguyên-hữu-Khánh làm kinh-lược đất Chân-lạp, đặt ra làm phủ Phúc-long; lại đem những đứa lưu-dân vào lập ra xã thôn phường ấp; còn những bao nhiêu người Tầu mà ở đất ta, thì cũng bắt phải thuộc sổ bộ nước ta. Rồi lại sai ông Nguyễn-cửu-Vân vào đánh nước Chân-lạp. Từ đó tỉnh Định-tường đã thuộc về ta. Lại cho ngươi Trịnh-Cửu làm quan tổng-binh tỉnh Hà-tiên, chiêu dân lập ấp được ra bẩy làng. Mà tỉnh Hà-tiên cũng từ đó mà thuộc về nước ta vậy.

Lịch tây năm 1739, là đời vua Hiếu-võ ta làm chúa. Lúc ấy nước Cao-man lại hay làm phản. Ngài mới sai quân vào đánh. Nó phải chịu hàng mà dâng đất Tầm-phong-long cho ta. Lúc ấy Ngài mới đặt ra làm phủ Lương-quán, tức là tỉnh Định-tường bây giờ; mà nơi Sa-đec thì đặt ra làm đạo Đông-khẩu: ở Tiền-giang thì đặt ra làm đạo Tân-châu; ở Hậu-giang thì đặt ra làm đạo Châu-đốc. Tỉnh Vĩnh-long từ đó mới thuộc về ta Rồi sau nước Cao-man lại dâng thêm năm phủ. Ngài lại giao đất ấy thuộc về tỉnh Hà-tiên cai-trị, đặt nơi Giá-khê làm đạo Kiên-giang; đặt nơi Cà-mau làm đạo Long-xuyên, mà từ đấy phần đất tỉnh Hà-tiên, một ngày một rộng thêm ra vậy.

Xét lại trong kì thứ ba ấy, là từ nhà Nguyễn ta, khi vào trấn đất Thuận-hóa, trong khoảng 200 năm giời, mà lấy được đất Siêm-thành, làm ra tỉnh Phúc-yên, tỉnh Khánh-hòa, tỉnh Bình-thuận; lấy được đất Chân-lạp mà làm ra sáu tỉnh Nam-kì, mở mang bờ cõi, thực cũng là nhiều.

Xem ra lúc ấy, mới lấy được, chẳng qua là một đám đất bỏ hoang, mà hết lòng hết sức kinh-lí sửa sang, nào là đem lưu-dân ta vào mà ở; nào là chiêu người nước tầu đến mà ở; nào là đắp ra đường xá; nào là lập ra thôn phường; mà lại hóa lấy sự phong-tục, hóa lấy sự học hành. Rất nội như tỉnh Hà-tiên là một nơi cách xa nước ta, mà cũng rước những kẻ nho-học nước Tầu làm thầy dạy dỗ, nên chi loài giống Siêm-thành, loài giống Chân-lạp, cùng với loài giống Cửu-chân, loài giống Giao-chỉ mà hợp nhau lại làm một loài.

Thế mới biết rằng liệt thánh nhà Nguyễn thực là có công lớn với nước ta vậy.


Hợp ba kì ấy lại mà xem, thì công việc kì thứ nhất không bằng kì thứ hai là chóng, công việc kì thứ hai lại không bằng kì thứ ba là chóng hơn. Vì chưng sự khôn ngoan của con người ta càng ngày càng thêm, thì sự chanh đua trong loài giống càng ngày càng thịnh, mà loài giống nào mạnh mà hơn thì là được, loài giống nào hèn mà kém, thì là thua. Nên chi loài cùng với loài, mà thế lực ngang như nhau, thời mới là có lẽ chung, loài cùng loài, mà thế lực không ngang như nhau, thì chỉ là có quyền mạnh. Bởi thế loài mạnh thì phải dứt loài hèn, loài hơn thời phải dứt loài kém.

Làm như thế không phải là trái đạo người ta đâu, vì đất cát là của chung trong thế-giới, thế mà mình không đủ đất cho người mình ở, nó thì thừa đất mà không dùng. Nếu lợi tự nhiên ấy mà bỏ đi, thì làm sao mà tiến hóa cho loài người ta được?

Vả lại mình đã là văn-minh, mà nó đương còn mọi rợ, thì mình lấy kẻ tiên-tiến mà dắt cho kẻ hậu-tiến, cũng là trách-nhiệm của mình phải nên làm, cho nên ở thời trước thì lấy việc xâm chiếm ấy làm giã-man, mà ở thời nay thì lấy việc xâm chiếm ấy làm văn-minh vậy.

Xem như châu Âu-la-ba, từ đời thập-tứ thế-kỉ, mới là phát minh ra nghĩa dân-tộc, mà đến thập-cửu thế-kỉ, thì lại tiến lên mà lam ra được đế-quốc dân-tộc. Nghĩa là thủa trước còn đương hợp trong nước lại, làm ra một loài; mà bây giờ thì hợp những các loài nước khác mà làm ra một loài vậy.

Xét ra vì có hai cớ. Cớ thứ nhất nói rằng: dành đua trong sự loài giống, vì chưng trong nước loài người sinh sản ngày đông, mà đất-đai để mà nuôi người đã có định hạn, nếu không có cách gì để mà giữ phòng đi trước, thì về sau loài người đầy ra như thế, lấy gì mà nuôi.

Thử kể từ năm 1850 cho đến năm 1900, chỉ trong 50 năm giời, các nước châu Âu châu Mỹ, số người tăng lên cũng nhiều, mà nước Phổ, nước Nga, nước Mỹ thì là chóng hơn, như là nước Phổ trước chỉ 35 triệu người, mà tăng lên đến 56 triệu. Người nước Nga chỉ có 68 triệu, mà tăng lên đến 129 triệu. Nước Hoa-kỳ chỉ có năm triệu, mà tăng lên đến 76 triệu.

Số người lên chóng như thế, nếu mà không mở mang thuộc-địa để cho dân ra ngoài nước mình mà ở, thì lấy gì mà đủ nuôi được những đồ sinh sản ấy?

Ấy là cái nghĩa của các nước lấy thuộc-địa, cũng vì dành nhau trong sự loài giống vậy.

Cớ thứ hai nói rằng: dành nhau trong sự buôn bán. Từ khi các nước đã lo mở mang thuộc-địa, tuy nói rằng vì sự đem dân ra ngoài mà ở, mà cũng cốt vì trong sự buôn bán giao thông, nhưng mà trong đời buôn bán ấy chưa có cạnh chanh, thì cũng còn nhẹ sự thuế má, để cho nước khác thông thương, mà giúp cho nước mình lấy sự thịnh lợi. Từ khi buôn bán ngày càng giao thông, nghề nghiệp ngày càng phát đạt, thì chẳng là nước nào, nếu ai làm được đồ khéo giá rẻ thì cướp được cái lợi ngay, nên chi các nước ở thuộc-địa, lại đặt ra một cách thuế nặng, để mà bảo-hộ lấy sản-nghiệp nước mình, mà bài sích sản-nghiệp của nước khác, thế lại mới biết các nước lấy thuộc-địa, cũng vì cạnh chanh trong sự buôn bán vậy.

Vì những cớ cạnh chanh ấy, nên chi những nước có thuộc-địa trong đời bây giờ, tầu càng ngày càng nhiều, súng càng ngày càng tốt, tốn tiền tốn của, không biết là bao nhiêu, cũng chẳng qua trước là giữ lấy sự loài nòi, sau là giữ lấy quyền buôn bán. Thế mới biết loài người ta sinh ra ở trong thế giới này, những loài hơn mà mạnh thì ngày càng nở nang; loài kém loài hèn, thì sẽ phải dứt mất.

Tôi còn nhớ trước chừng 40 năm nay, người đất Nghệ-an, tên là Nguyễn-trường-Tộ, có dâng bài sớ cho vua Tự-đức nói rằng: « Nước mình lấy được nước Siêm-thành, thì nước khác cũng lấy được nước mình ». Trong buổi ấy nước ta còn là chửa hiểu việc ngoại-quộc, mà ngươi Nguyễn-trường-Tộ đã biết nói như thế, thực là một người đã có kiến-thức, lại có học hành, mà tiếc cho vua Tự-đức ta không hay dùng vậy!

Chung.