Gái trả thù cha/Cuốn thứ nhứt/Lớp thứ tám

LỚP THỨ TÁM

Lúc ấy Bửu-Liêng mới hay kẻ thù giết cha mình là người mà mình ái trọng thuở nay; tức mình ách-ách, lại e kẻ thù tĩnh lại mà chạy đi chăng; bèn cầm súng nghiềm sẳng ngay hông, chờ người đem giây lại trói.

Trong giây phút Cát-lôi-Huấn lần lần tĩnh lại, mở mắt ra, thấy Bửu-Liêng và sắp gia-dịch tay đều cầm súng, đứng bao chung quanh, trong lòng thất kinh, không hiểu cớ nào mà lạ như vậy. Kế lấy Thang-Mậu cũng tĩnh lại và chạy đến đó. Bữu-Liêng bèn chỉ Cát-lôi-Huấn mà nói với Thang-Mậu rằng: « Ấy là kẻ thù đã giết cha ta mà nay nó còn muốn giết ta nữa đó; thiệt là cái cừu nầy ta quyết chẳng đội trời chung; mi hảy đi kêu lính cảnh-sát đến đây đặng bắt nó nạp quan mà trị tội cho rồi. » Thang-Mậu ngoài miệng tuy vâng, chớ trong lòng còn nghi lắm. Kế lấy bọn Y-tài-Nhĩ cũng chạy tới, thấy Cát-lôi-Huấn đã bị chĩ danh rằng Hắc-y-Đạo thì mừng rở chẳng cùng, bèn nói với Bữu-Liêng rằng: « Thiệt không ai dè Hắc-y-Đạo là Cát-lôi-Huấn may nhờ có vong-linh của cha cháu vấn vít, nên mới rỏ mối-manh, chớ không thì bọn ta hảy còn lầm nó nữa; vậy thì phải bắt nó mà nạp cho rồi, đặng mà trừ cái mối hại to cho rảnh. » Chừng ấy Cát-lôi-Huấn mới tĩnh ngộ lại, bèn nói với Bửu-Liêng rằng:

« Cô tưỡng tôi là Hắc-y-Đạo sao? Cô là một người thông minh mà cô cũng bị chúng khi chúng gạt như vậy nữa sao? Tôi nói thiệt, nếu cô bắt tôi mà nạp cho quan, thì chẳng hại chi cho tôi, mà không còn ai giúp sức cho cô; ấy là chổ của Hắc-y-Đạo nó muốn thuở nay mà không được đó, nếu cô không suy tới nghĩ lui, đễ mắc mưu quân nghịch; ngày sau cô có gặp việc hiễm-nguy thì cô ăn năng đã muộn, cô hãy suy xét cho cùng. » Bữu-Liêng nghe nói hồ nghi, dụ dự chưa quyết. Cát-lôi-Huấn lại nói: « Tôi đây là trai thanh-bạch, không có tội lệ chi, tôi không chạy đi đâu mà phòng sợ; vậy thì hãy đi vào nhà mà ngồi cho tữ tế, rồi tôi sẻ lấy cái bằng cớ rằng tôi vô tội, và cái duyên cớ làm sao tôi phải đến đây mà thuật hết cho cô nghe, ước cô có chịu cùng chăng? « Bửu-Liêng gặt đầu, ai nấy đều theo vào phòng Biện-sự.

Lúc ấy Bửu-Liêng lòng hãy còn nghi, nên cứ cầm cây súng sáu mà nghiềm sẳn đó luôn, chẳng hề dám lìa. Cát-lôi-Huấn bèn nói với Bữu-Liêng rằng: « Những lời tôi sẻ nói cho cô nghe đây là lời bí-mật, cô hãy bảo ai nấy ra hết rồi tôi sẻ nói cho cô nghe. » Bữu-Liêng nghe lời liền bão ra ngoài hết thảy. Cát-lôi-Huấn thấy chẳng còn ai, bèn đem hết những việc Na-Mật đến nhà và bỏ cặp bao tay đầu đuôi thuật lại cho Bữu-Liêng nghe; lại nói: « Tôi thấy cô giận tôi cô quày quã bỏ về, tôi nói chi không được, trong lòng bức rức chẳng an, nên khi tôi dùng cơm trưa rồi thì tôi liền đi thẳng qua đây, có ý đam hết các việc khuất ức của tôi mà tỏ lại cho cô nghe. Chẳng dè đi vừa tới đó, thình lình vùng bị một người thò cây móc ra dựt chơn tôi, xuất kỳ bất ý nên tôi phải té, lại rủi té va đầu nhầm cục đá mà chết giấc: đến khi tĩnh lại, không hiểu ai đam y-phục của Hắc-y-Đạo mà mặc cho tôi bao giờ thiệt tôi không hay; ấy là lời tôi nói thiệt, tôi quyết thề cho cô tin. » Bửu-Liêng lắt đầu và nói rằng: « Lời mi nói vậy lấy chi mà làm chứng cớ, ta thiệt khó tin quá; thôi thôi, đừng có gạt ta. » Cát-lôi-Huấn vùng nhớ ra một chuyện, bèn nói rằng: « Tôi có một vật đủ làm chứng cớ chắc chắn, mà vật ấy còn ở trong cái túi áo ngự-hàng (Pardessus) của tôi, hiện bây giờ đây cái áo ấy tôi còn máng tại phòng khách trên lầu; cô hãy cho người đi lấy cái áo ấy xuống đây, rồi tôi sẻ lấy vật ấy ra cho cô coi. » Bữu-Liêng nghe nói, liền vói tay nhận kiển kêu Thang-Mậu vào rồi bão lên lầu mà lấy cái áo ngự-hàng của Cát-lôi-Huấn. Thang-Mậu vâng lời cứ việc đi liền.

Lúc ấy Hắc-y-Đạo còn đang núp ở trên lầu từng thứ ba, lượm được một cây roi sắt dài chừng ba thước, lớn bằng ngón tay cái, đang cầm cây roi ấy uống cong lại rồi bẻ ngay ra mà chơi, vùng nghe ở dưới thang lầu có tiếng giày đi lên, liền bước vào đứng nép trong cữa màng nơi góc cửa phòng mà núp. Thang-Mậu ơ hờ, không hay chi hết, vào lấy được cái áo của Cát-lôi-Huấn rồi cứ việc trở ra: Hắc-y-Đạo bước lỏn theo sau lưng, dơ roi sắt lên, nhắm ngay đầu đánh xuống, may đâu ngọn roi bị máng lấy tấm màn nhũng nhẳn, đánh chưa được mà Thang-Mậu đã hay, day lại ngó thấy Hắc-y-Đạo thì hết hồn, vùng quăn cái áo xuống gạch và chạy và la. Hắc-y-Đạo lẹ chơn, nhãy tới phía trước đón lại, Thang-Mậu không đường mà chạy, may nhờ lúc nhỏ vẫn có tập luyện cân cốt, cho nên trong lúc gắp rút cũng phải ráng sức mà đánh nhầu với Hắc-y-Đạo. Giàng quay một hồi, Thang-Mậu đá trúng tay Hắc-y-Đạo làm cho cây roi sắt văng ra xa lắt. Hắc-y-Đạo giận lắm, nhãy tới quyết giết cho được Thang-Mậu mới nghe. Thang-Mậu tràng qua, rồi đá ngang ra một đá, Hắc-y-Đạo tréo giò té sấp. Thang-Mậu nhãy phóng ra ngoài rồi chạy tuốc xuống lầu, và thở và la rằng: « Hắc-y-Đạo còn ở trên lầu, áp lên bắt nó cho mau, cho mau... »

Cát-lôi-Huấn nghe Thang-Mậu la, liền hiệp với Bữu-Liêng chạy tuốc lên lầu, Thang-Mậu cũng trở lại chạy theo mà tiếp. Chẳng dè lên tới nơi thì chẳng thấy tung-tích chi hết, Hắc-y-Đạo đã biến mất bao giờ, duy có cây roi sắt còn bỏ lại đó, cái áo của Cát-lôi-Huấn thì nó lại xé nát ra từ miếng mà quăn trong xó góc, cái cữa sỗ bằng kiến cũng bị nó tung ra bễ nát. Chừng ấy Bữu-Liêng mới rỏ sự oan của Cát-lôi-Huấn, trong lòng áy náy chẳng yên, bèn bước tới nắm tay Cát-lôi-Huấn mà xin lỗi và nói rằng: « Thiệt tôi ngu thái quá, nhè thầy mà nghi là Hắc-y-Đạo, bấy lâu nay thầy đã hết sức, nhiều khi mạo-hiễm mà cứu tôi, mà tôi lại lấy ơn làm thù, thiệt là tôi không phải người vậy. » Cát-lôi-Huấn nói: « Ấy là tại đứa gian nó dụng kế rất hay, cô lầm nó cũng phải, nay việc đã hiển lộ ra rồi, cô cũng chẳng nên buồn làm chi, miễng là tự hậu cô phải suy xét cho kỷ-càng, đừng đễ lầm mưu nó nữa thì là hay hơn. » Kế đó bọn Y-tài-Nhĩ cũng làm bộ giớn giác chạy tới. Cát-lôi-Huấn thấy vậy mĩn cười rồi cúi xuống lượm cái áo rách lên, vạch túi ra móc lấy một miếng giấy chi đó rồi nhét vào túi mình mà cất. Bữu-Liêng hỏi giấy gì? Cát-lôi-Huấn cũng cười mà không nói. Bữu-Liêng cứ hỏi hoài. Cát-lôi-Huấn cũng cười mà đáp rằng: « Ấy là cái ngân-phiếu một muôn đồng đó. » Bữu-Liêng tuy nghi, song biết ý Cát-lôi-Huấn, nên không hỏi nữa, bèn day lại mà nói với bọn Y-tài-Nhĩ rằng: « Thầy Cát không phải là Hắc-y-Đạo, chứng cớ đã rỏ ràng, vậy mà chúng ta lại nghi cho thầy, thiệt là lỗi quá. » Hải-lợi-Tư nói: « Thầy Cát tuy là vô tội, song có một việc thiệt cũng đáng nghi; thầy nói rằng thầy là con nhà giàu có, sao thầy lại lòn lỏi mà ở đây, thầy hảy nói cho tôi nghe thữ. » Cát-lôi-Huấn giã ý không nghe, cứ kiếm đều nói lảng, rồi lại nói với Bữu-Liên rằng: « Hôm nay tôi còn nhiều việc, nên tôi phải kiếu cô; thoản như cô có gặp việc chi nguy-hiễm, xin cứ đánh giây-thép-nói mà kêu tôi, thì tôi sẻ đến tức thì. » « Bữu-Liên gặt đầu, Cát-lôi-Huấn liền bắt tay từ giã, rồi bước xuống lầu trở về chỗ ngụ.

Lúc bây giờ tại thành Niễu-gio, đường Mai-đặt-Mông nhà số 31, đó là nhà hàng bán rượu hiệu Hanh-Sanh, vốn là chổ của bọn hạ-lưu xã-hội tụ tập chơi bời ăn uống, người chủ nhà hàng ấy tên là Kiều-trị-hanh-Sanh, cũng là quân vô loại, hay kết giao với bọn phĩ-đồ, thiệt rỏ ràng cái nhà hàng ấy là chỗ ỗ cũa quân trộm cướp, những bọn côn-đồ, những quân gian-ác thường hay tụ nhau tại đó.

Mỗi ngày hễ đến chiều tối thì tụ nhau lại đó ăn uống say sưa, ca hát múa nhảy om sòm, chẳng kiên dè ai hết.[1]

Ngày ấy, trời vừa chiều tối bỗng có 1 ông Luật-sư tên là Á-luân-Mụ, xô cữa bước vào rồi hỏi đại Hanh-sanh (chủ nhà hàng) rằng: « Phái-Khắc đà đến đây chưa? Tôi có việc gắp muốn kiếm va mà nói chuyện. » Hanh-sanh trề môi rồi nói rằng: « Phái-Khắc là người nào, tôi có biết đâu được, hoặc là chú nói cái hình-trạng của người ấy thễ nào, thì họa may tôi có biết được cùng chăng, chớ chú hỏi lôi thôi như vậy thì ai biết ai đâu mà nói. » Á-luân-Mụ nói: « Hình trạng thễ nào thì tôi cũng không biết, chĩ biết người ấy có một con mắt, lại hay lấy thiết mà bịt con mắt một ấy lại..... » Hanh-sanh nghe nói tới đó vùng hô lên rằng: « Á thôi thôi, đừng nói nữa, tôi biết rồi, người nầy ở bên thành Trảo-Hoa mới lại, vẩn là một tay làm công trong xưởng thuốc súng bên ấy phải không? » Á-luân-Mụ mừng quýnh mà đáp rằng: « Phải đa! người ấy đa! » Hanh-sanh nói: « Tưởng ai cà, chớ thằng cha đó là một bợm rượu tổ đa, có ngày nào mà nó không léo lại đây, chú ngồi đó chơi, chờ nó một chút, nó cũng gần lại bây giờ đa. » Nói chưa dứt lời mà Phái-Khắc đã xô cữa bước vào. Hanh-sanh liền chĩ cho Á-luân-Mụ mà nói rằng: « Kia cà! ông men tỗ đã lại đó. » Á-luân-Mụ liền đứng giậy bước lại gần và cười và hỏi rằng; Anh có phải là Phái-Khắc chăng? » Phái-Khắc ngó Á-luân-Mụ lạ hoắc, sao lại biết tên mình mà hỏi, nên cũng dựt mình, song cũng trả lời xẳng xớm rằng: Phãi, Phái-Khắc là tôi đây, anh muốn làm cái gì? » Á-luân-Mụ liền nắm tay mời lại xó góc, chổ một cái bàn không có ai hết, kêu bồi lấy rượu mời Phái-Khắc uống, rồi nói rằng: « Để tôi nói hết cái lịch-sử cũa anh cho anh nghe trước, rồi tôi sẻ tỏ cái ý cũa tôi muốn cho anh nghe sau. Số là tại bên thành Trảo-Hoa, có một xưởng thuốc súng ngánh cũa dòng Vi-nhỉ-Đình, trong ấy có 3 người ở coi giữ Xưởng, một người tên là Kiều-Ái, một người tên là Mạch-La và một người tên là Phái-Khắc. Lúc ông Vân-đặt-La bị giết, con gái ổng là nàng Bửu-Liêng, có rao trong các Báo rằng: Hễ ai hiễu rỏ cái lịch-sử cũa Hắc-y-Đạo mà nói cho nàng nghe, thì nàng sẻ thưởng một muôn đồng bạc.

Tin ấy truyền lần qua đến bên thành Trảo-Hoa, Kiều-Ái nghe được, bèn tính với Mạch-La rằng: « Hắc-y-Đạo là người thễ nào, chỉ có bọn ta đây biết rỏ mà thôi. Vậy thì chúng ta phãi sang Niểu-gio cho kịp mà cáo báo cho Bữu-Liêng hay, đặng lảnh tiền thưởng mà chia nhau thì chắc là khá lắm. » Chẳng dè Phái-Khắc cũng đứng tại đó, liền lên tiếng mà nói rằng: « Lịch-sữ cũa Hắc-y-Đạo ta cũng biết cháng, nếu lảnh được tiền thưởng thì phải chia ba mới được. » Kiều-Ái và Mạch-La không chịu, ba người tranh cãi với nhau một hồi, rồi ra đấu vỏ; Kiều-Ái với Mạch-La đều rút dao nhọn ra quyết giết Phái-Khắc. Phái-Khắc liệu làm không lại, liền xô cửa chạy ra. Phái-Khắc chạy tuốc ra mé biễn, thấy có một chiếc thuyền nhỏ (Baleinière) buồm lái sẳng-sàng, liền nhảy phóc xuống thuyền xổ buồm chạy tuốc. Bọn kia theo không kịp, phải bỏ mà trở lại.

Phái-Khắc nhờ đó mà chạy thẳng qua Niễu-gio; qua đây bạc tiền không có, nên cũng xin vào ở làm công nơi xưởng thuốc súng, ấy là cái lịch-sử cũa anh đó, có phải vậy không? » Vãng lớp thứ tám.


  1. Nước nào, xứ nào cũng đều có những bọn bất-lương, người tữ-tế không ai chịu nổi. Ôi! Văn-minh cũng lắm, mà giã-mang cũng lắm.