Gái trả thù cha/Cuốn thứ nhứt/Lớp thứ năm

LỚP THỨ NĂM

Máy vừa chớp lên, thấy Bửu-Liêng đang ngồi trong nhà một mình mà duợt Báo. Có bọn Y-tài-Nhĩ vào lân la kiếm chuyện mà nói. Bửu-Liêng cũng lơ là ừ hử cầm chừng, chớ mắt cứ châm bẩm trong tờ Nhựt-báo mà thôi.

Bỗng đâu có tên bồi già là Thang-Mậu hơ hải chạy vào mà nói rằng: « Hồi hôm nầy quân ăn trộm nó lại vào nhà được nữa, nó muốn mở cái tủ sắt nơi nhà Biện-sự vì tôi thấy cái tủ bằng cây bọc ở phía ngoài đã bị nó mở rồi. Cô hảy qua đó mà coi lại, không biết có mất đồ chi trong tủ hay không? » Bửu-Liêng nghe nói thất kinh, vì trong tủ ấy có đễ nhiều thứ giấy tờ bí-mật dị thường, nếu bị mất đi thì quan hệ chẳng nhỏ. Liền chạy theo tên bồi qua đó mà coi Thấy quả cái tủ bọc phía ngoài đã mở, bản-lề òi-tói gì đều đức ráo; may vì cái tủ-sắt ấy chắc chắn lắm nên nó cạy chưa được, giấy tờ trong tủ đều còn y nguyên; Bửu-Liêng mừng quá, kế đó bọn Y-tài-Nhĩ ba người cũng dắc nhau tới đó, thấy vậy thì sững sờ chẳng nói rằng chi cã. Bửu-Liêng bèn hối Thang-Mậu đi kêu thợ đồng và thợ mộc đến sữa cái tủ bọc ngoài lại chắc chắn liền nội hồi đó.

Khi ăn cơm trưa rồi, Bữu-Liêng liền thay đồ, hối sốp-phơ (chauffeur) đem xe-hơi ra, rồi lên xe vặn máy chạy giông như tên bắn.

Lúc ấy Cát-lôi-Huấn ăn cơm rồi, còn đang ngồi nơi nhà Hóa-học một mình mà hút thuốc xi-gà (cigare) Bữu-Liêng vùng xô cữa bước vào. Cát-lôi-Huấn xem thấy mừng rở đứng dậy bắt tay chào hỏi lăn xăng, Bửu-Liêng bèn đam việc ăn trộm phá tũ mà thuật lại cho Cát-lôi-Huấn nghe. Cát-lôi-Huấn cũng sửng sốt. Bữu-Liêng lại nói tiếp thêm rằng: « Đêm hôm cữa nẻo còn nguyên, chẳng nghe khua động, mà kẻ trộm lại đặng ra vào tự do như vậy thiệt cũng là quái. » Cat-lôi-Huấn nhăn mặt mà nói rằng; « Việc nầy đây tình tiếc cũng đáng nghi, chúng ta phải nghiện cứu cho cùng mới được, nhưng vậy mà trong ý cô có nghi cho người nao chăng? » Bửu-Liêng nói; « Cha tôi mà bị hại đó, thì những người trong bà-con thân thuộc của tôi thãy đều có quan-hệ cã; chẳng nói chớ thầy[đính chính 1] cũng rỏ; bởi đó cho nên, trong ý tôi thì tôi chắc cho bọn Hãi-lợi-Tư ba người; ngặt vì bọn ấy ngôn từ lanh-lợi, cử chĩ khôn-ngoan; cho nên, tuy nghi thì nghi vậy, chớ chưa tìm cho ra bằng cớ, không biêt làm sao cho rỏ tội-danh, nên phải nín nẩm ít ngày mà chờ dịp. » Cát-lôi-Huấn nghe nói liền khen rằng: « Thiệt cô rất có kiến-thức, tôi cũng nghi cho một người trong bọn ba người ấy mà thôi. ngặt chưa tìm ra thiệt cớ. » Nói rồi lam thinh cúi đầu mà suy nghĩ hồi lâu rồi ngước mặt lên hớn hở vui mừng dường như tìm được kế chi, liền đứng dậy đi ngay qua bàn viết, kéo ngăn tũ ra lấy một cái hộp nhỏ, trao cho Bửu-Liêng. Bửu-Liêng tiếp lấy[đính chính 2] xem coi, thì là một cái máy chụp hình nhỏ bèn hỏi rằng: « Cái nầy dùng để làm gì? » Cát-lôi-Huấn cười rằng: « Tôi có một chước thâu được hình-thù diện mạo của bọn hun thủ vào trong cái hộp nhỏ nầy. Hễ thâu được hình thù diện mạo nó rồi ta lại dùng máy khác mà rọi ra cho lớn rồi cứ coi theo diện-mạo cái hình ấy mà truy tầm thì dầu cho bọn nó có mọc cánh đi nửa cũng khó bay cho thoát khỏi được. » Bữu-Liêng nghe nói rất mừng, liền hỏi Cát-lôi-Huấn rằng: « Thiệt quả vậy sao? » Cát-lôi-Huấn nói: « Thuở nay tôi dám nói giối với cô bao giờ? Nhưng mà việc nầy phải kín nhẹm cho lắm mới được, chớ nên cho bọn Y-tài-Nhĩ biết. Vậy thì tôi phải theo cô về nhà mà bài trí các việc[đính chính 3] mới xong. » Nói rồi bèn lấy những đồ cần dùng bỏ vào một cái rương giỏ nhỏ xách theo, hiệp với Bữu-Liêng lên xe hơi chạy đi thoát thoát.

Khi xe về tới nhà, Cát-lôi-Huấn và Bữu-Liêng dắc nhau đi thẳng vào nhà Biện-sự, khóa cữa lại chắc chắn rồi Bữu-Liêng mới chĩ cái tủ sắt cho Cát-lôi-Huấn coi. Cát-lôi-Huấn xem hết tứ phía thấy ngay phía trước cái tủ sắt dưới đất có lót một tấm da cọp, cái đầu có đồ độn trong dường như còn sống, miệng hả hoát ngó ngay cữa tủ; ngan đó lại có một cái hình người bằng đồng, mang đồ giáp-sĩ theo đời xưa, bề cao gần 2 thước tây; ấy là đồ của mấy tay giàu-có bên Huê-kỳ hay sắm đễ chưng chơi trong nhà. Cát-lôi-Huấn xem rồi đứng suy nghĩ một chập, vùng gặt đầu miệng cười chúm chím, liền mỡ cái hộp lấy máy thâu hình ra, để kiến nhiếp-ảnh vào rồi, dấu trong miệng con cọp đễ dọi ngay cữa cái tủ sắt, lại gắn một cái bóng đèn điển-khí trong tay cái hình-đồng rất lớn, mối dây điễn thì cho thông với cái máy thâu hình, 2 mối giáp lại làm một, gắn ngay cữa tũ sắt, sắp đặt đâu đó rất kỹ cang. Bửu-Liêng đứng coi hồi lâu mà không hiễu ý chi. Cát-lôi-Huấn an trí xong rồi cũng chúm chím miệng cười, lấy làm tự đắc. Bữu-Liêng bèn hỏi rằng: Những công việc của thầy làm nảy giờ, tôi thiệt không hiễu chi hết, chẳng hay thầy có nên cho tôi biết được chăng? » Cát-lôi-Huấn liền kê vào tai Bữu-Liêng mà nói nhỏ rằng: « Thằng trộm ấy nó muốn mở tũ đó là nó quyết lấy cho được những-giấy tờ cần yến trong tủ, hôm qua tuy nó cạy tũ không đặng, chớ lòng nó cũng chưa cam, thế nào nó cũng còn lén đến mà cạy nữa cho được thì nó mới nghe, hoặc nội đêm nay cũng chưa biết chừng; tôi gài máy nảy giờ đó, là tôi quyết lấy cho được cái hình của nó, nếu nó lò mò lối chổ cái tủ[đính chính 4], hễ động nhằm mối dây điễn, thì tất nhiên cái đèn điển trong tay hình đồng bực cháy lên sáng lòa 4 phía, thằng trộm ấy phải hỏan-kinh thoát chạy, tuy nó chạy khỏi mặt dầu, chớ hình-dạng nó đã thâu vào trong cái máy nhiếp-ảnh rồi; như vậy thì từ đây ta mới dể nhình mà bắt nó. » Bữu-Liêng nghe nói rất mừng, liền mở cửa dắc nhau trỡ qua nhà khách.

Đến chiều tối, Cát-lôi-Huấn từ giã Bữu-Liêng mà về nhà, khi ra đi lại ân cần dặn dò Bửu-Liêng rằng: « Đêm nay tôi có việc tư, ở lại không được, nhưng mà có Hắp-Lý ở đây cũng bảo hộ cô được. Thoản như thằng quĩ ấy quã còn léo tới, ắt nó phải trúng kế của tôi; tấm kiến thâu hình nó đó, xin cô chớ đưa cho ai coi, phải cất cho cẫn thận rồi đánh giây thép nói mà kêu tôi, thì tôi sẻ đến tức thì mà lo liệu một việc rất bí-mật cho cô. » Bữu-Liêng gặt đầu rồi dắc tay nhau đưa theo ra tới thang lầu, bổng gặp Hải-lợi-Tư và Na-Mật đang đứng dựa thang lầu, vừa thấy Bữu-Liêng thì hai người mặt mày ra tuồng giớn-giác, gắn gượng chào sơ rồi dắc nhau, đi mất. Cát-lôi-Huấn bèn nói với Bữu-Liêng rằng; « Tôi xem ý bọn nầy, thiệt chúng nó lườm-lườm muốn làm hại cô, thế thì cái tình-cãnh cũa cô xem ra nguy hiễm lắm, chẳng nên chẳng đề-phòng. » Và nói và thò tay vào túi, rút ra một cây súng sáu trao cho Bữu-Liêng mà dặn rằng: « Cây súng nầy lẹ-làng lắm, cô hãy cất lấy để mà giữ mình, nếu đêm hôm có sanh sự chi biến lạ, cô hãy dùng cây súng nầy mà bắn nó. » Bữu-Liêng tạ ơn, lãnh lấy cây súng nhét vào trong túi; Cát-lôi-Huấn từ giã ra về.

Quả thiệt đêm ấy, vừa lúc một giờ khuya, Hắc-y-Đạo cũng lòn vào nhà Biện-sự cũa Bửu-Liêng, mò đến chổ để tũ sắt, cạy cái tũ cây bọc ở phía ngoài, rồi mò lần tới cữa tũ sắt đặng lập thế mà cạy cửa. Phần thì tối đen, lớ quớ mò đụng nhằm dây điễn, thình lình trong tay cái hình đồng đèn điễn bực lên sáng lòa, Hắc-y-Đạo hoản kinh, nỗi giận câm gan, liền xô cái hình đồng ngã ngữa, rúng động cả nhà, cái bóng đèn trong tay hình đồng bể nát, đèn tắc tối thui.

Lúc ấy, Bửu-Liêng và Hắp-Lý nghe động, liền dắc nhau chạy tới, nhận máy đèn cháy lên, Hắt-y-Đạo đã thoát chạy bao giờ đâu mất.

Trong giây phút, bọn Hải-lợi-Tư ba người kẻ trước người sau cũng lục thục chạy tới, nhưng mà coi bộ Y-tài-Nhĩ quần áo lôi thôi, mặt mày giớn-giác. Bửu-Liêng bèn thò tay vào cái đầu cọp lấy cái máy thâu hình ra cười và nói với Hắp-Lý rằng: « Thiệt cái kế của thầy Cát hay quá, Thằng trộm tuy đã chạy khỏi, song cái hình dạng nó đã mắt ở trong cái máy nầy rồi. » Bọn Y-tài-Nhĩ nghe nói sững sờ, song Y-tài-Nhĩ cũng gắn gượng vui cười mà hỏi Bữu-Liêng rằng; « Không biết cái hình thù cũa thằng trộm ấy thể nào, chú cũng gắp muốn coi cho biết, vậy thì cháu hảy đưa tấm kiến ấy cho chú đam về rữa và in ra cho thiên-hạ coi, vì nghề chụp hình chú cũng thạo lắm. » Bữu-Liêng nói: « Cách rữa và in cháu đây cũng thạo vậy; thôi đễ cháu làm, chớ cháu chẳng dám mượn chú đâu. » Hắc-Lý nói: « Nếu cô làm được thì tốt lắm, thôi, cô cứ đóng cữa, rữa cho kỷ lưởng đễ tôi ở ngoài mà phòng thủ cho cô. » Bữu-Liêng gặt đầu đam kiến cất vào trong tủ. Bọn Y-tài-Nhĩ mặt mày buồn xo, dắc nhau về mất.

Rồi đó Hắp-Lý bèn khiến hai tên lính cãnh-soát phân ra 2 phía một người thì giữ cửa trước một người thì giữ cữa sau; bất luận là ai, chẳng cho ra vào chi hết. Còn Bửu-Liêng thì đánh giây phép nói cho Cát-lôi-Huấn hay rằng: Đã thâu được hình cũa đứa trộm ấy rồi, xin thầy hãy qua cho mau. Cát-lôi-Huấn đáp rằng: « Tôi nghe trong máy nói có tiếng lạ lùng e có kẻ lén nghe mà lậu việc, xin cô chớ nói nữa, tôi sẻ đến tức thì. » Bửu-Liêng liền để máy nói xuống, dắc Hắp-Lý đi ra dãy nhà phía sau, có một căng phòng tối (Chambre noire) là chỗ đễ rữa hình; dặn dò Hắp-Lý ở ngoài mà coi chừng rồi xách một cái đèn đỏ đi vào phòng ấy khóa cửa lại, rót nước thuốc vào bồn mà rửa tấm kiến hình.

Đây nhắc lại Hắc-y-Đạo, khi xô ngã hình đồng rồi chung vào địa-đạo chạy tuốc ra cữa sau, leo lên cột giây thép, (Cột giây thép nầy là mối giây-thép nói trong nhà Bữu-Liêng chạy thông với các chỗ,) rồi thò tay vào túi lấy máy nói ra, gắn vào mối giây thép nói ấy, đặng lén nghe trong nhà Bữu-Liêng động tịnh thễ nào chẳng dè bị Cát-lôi-Huấn liệu trước, chẳng cho Bửu-Liêng nói chi, nên bợm ta không nghe không hiểu chi được hết. Liền tuộc xuống chung vào địa-đạo chạy trở lại chổ củ, kề tai vào vách lén nghe, biết Bửu-Liêng sẻ ra phía sau chổ có phòng tối mà rữa hình, bèn núp ở lối đó, chờ cho Bửu-Liêng mở cửa đi rồi, lỏn theo rình ở phía sau, gặp được một khúc cây sắt nặng hơn 50 kí-lô, bèn lượm lên cầm tay, đi lần tới, thấy Hắp-Lý chắp tay sau lưng, miệng hút xi-gà, đi tới đi lui nơi trước cữa phòng tối ấy. Hắc-y-đạo bèn lỏn theo sau lưng, nhắm ngay đầu đánh xuống một cây sắt rất mạnh, Hắp-Lý ơ-hờ bị Hắc-y-đạo đánh một roi sắt, bễ sọ văn óc ra chết liền tại đó.

Hắc-y-đạo thấy Hắp-Lý chết rồi liền nhảy lại xô cữa phòng tối mà vô; chẳng dè cữa khóa chặc lắm xô không được, bợm ta nỗi giận, bèn lấy cây sắt phá cữa mà vào.

Bửu-Liêng đang ở trong phòng, nghe phía ngoài có người phá cữa thì biết chắc là Hắc-y-đạo, trong lòng thất kinh, muốn kiếm chỗ thoát chạy mà tứ phía bịch bùng không đường nào chạy được; còn đang bối rối mà Hắc-y-đạo đập cữa đã gần bể rồi.

Tắc lớp thứ năm, đặng ráp máy vào hát nối qua lớp thứ sáu.


  1. Gốc: thấy được sửa thành thầy: chi tiết
  2. Gốc: ấy được sửa thành lấy: chi tiết
  3. Gốc: việc được sửa thành các việc: chi tiết
  4. Gốc: cáiũt được sửa thành lối chổ cái tủ: chi tiết