CHUYỆN GIAI BUỒN.



69. — chuyện ký-viên.

Ông Ký-viên, thuở còn đi học, dạo ra ngoài đồng, thấy có ba ông già chừng bảy, tám mươi tuổi, tóc râu trắng bạc, lum khum cuốc đất, công việc làm như kẻ còn trai. Ông Ký-viên hỏi: ba ông tuổi tác chừng ấy, tiếp dưỡng thể nào, mà sức lực còn mạnh thể ấy. Một ông trả lời rằng: Thất nội cơ thô xú (nghĩa là trong nhà vợ thô kém); một ông đáp rằng: Vản phạn giảm sổ khẩu (nghĩa là cơm chiều bớt và miếng); ông thứ ba đối lại rằng: Dạ ngọa bất phúc thủ (nghĩa là đêm nằm chẳng úp đầu). Ông Ký-viên bèn nối ba câu ấy mà rằng: Chĩ tai tam tẩu ngôn, sở dĩ thọ trường cữu (nghĩa là ý chĩ thay lời ba già, chỗ do sống lâu xa.

Chính là lời dạy người ta muốn hưởng tuổi xa, thì phải tiết ẩm thực, viện sắc dục, vẩn hiệp với lời Tiền-kiên[1] ca rằng: Thượng sĩ dị phòng, trung sĩ dị bị, phục dược bách lỏa, bất như độc ngọa; nghĩa là kẻ thượng sĩ riêng phòng; kẻ trung sĩ riêng mền; uống thuốc trăm viên, chẳng bằng nằm riêng.

Đính vận cả hai bài ca.

Thất nội cơ thô xú;
Vản phạn giảm sổ khẩu;
Dạ ngọa bất phúc thủ;
Chí tai tam tẩu ngôn;
Sở dĩ thọ trường cữu.

Thượng sĩ dị phòng;
Trung sĩ dị bị;
Phục dược bách lỏa;
Bất như độc ngọa.

Bài trước ngũ ngôi, bài sau tứ ngôn.

   




Chú thích

  1. Tiền-kiên là ông Bành-tổ sách nói sống 800 tuổi, người hiền đời nhà Thương.