Chuyện con gấu với hai người đồng nghệ

Truyện Phansa diễn ra quốc ngữ  (1886)  của Jean de La Fontaine, do Trương Minh Ký dịch
Chuyện con gấu với hai người đồng nghệ

Hai người kia làm một nghề với nhau, túng tiền bạc xài, mới bán cho người buôn da ở gần chúng nó một cái da con gấu còn sống, ít lâu chúng nó sẽ giết, ấy là lời chúng nó nói vậy. Chúng nó thuật rằng gấu ấy là vua các gấu khác; người buôn bán mong làm giàu về tấm da đó: Da nầy làm ấm trong khi lạnh lẽo hơn hết; có khi làm được tới hai cái áo. Dindenaut thuở xưa ít bào chuốt chiên của nó hơn hai tên nầy nói con gấu đó: là vị mình chớ chẳng vị chi con thú mà chuốt ngót dường ấy. Chịu giao gấu có chậm thì là hai ngày, giá cả đành rồi, mới đi rình bắt gấu; gặp nó đang đi tới, đang chạy xốc đến. Coi hai tên ấy đà kinh hồn như bị sét đánh. Không y như lời giao ấy được rồi, phải tính cho dứt: bắt thường gấu sao, không thấy nói chi ráo. Một người leo lên ngọn cây; người kia, lạnh hơn đá, hơn đồng, nằm sấp xuống, giả đò chết, nín hơi lại, vì có nghe nói gấu ít hay làm dữ với cái thây chết, không động, không thở. Con gấu, giống bộ khùng, lầm thấy xác nằm trơ, tưởng xác chết; lại e chúng gạt, lật đi lật lại, kề mỏ lại gần, ngửi chỗ mùi rồi rằng: “Đó là thây chết; phải tránh đi vì nó đà có mùi.” Nói vậy rồi gấu đi vào trong rừng gần đó. Người kia ở trên cây tuốt xuống, chạy lại chỗ người nọ mà nói rằng mình chẳng mắc hại chi hết, một sợ hãi mà thôi, lại hỏi rằng: “Sao! Cái da gấu bây giờ biết làm sao? Mà nó kê một bên tai nói chi với mầy vậy? Vì nó lại gần khít, lấy móng mà lật mầy. — Nó biểu tao: Đừng kể chắc khi bắt chưa được.” (chưa vô vòng, đà mong ăn thịt)