Côn sơn ca - 崑山歌
của Nguyễn Trãi
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt

崑山有泉
其聲冷冷然
吾以為琴弦
崑山有石
雨洗苔鋪碧
吾以為簞席
岩中有松
萬里翠童童
吾於是乎偃息其中
林中有竹
千畝印寒綠
吾於是乎吟嘯其側
問君何不歸去來
半生塵土長膠梏
萬鐘九鼎何必然
飲水飯蔬隨分足
君不見董卓黃金盈一塢
元載胡椒八百斛
又不見伯夷與叔齊
首陽餓死不食粟
賢愚兩者不相侔
亦各自求其所欲
人生百歲內
畢竟同草木
歡悲憂樂迭往來
一榮一謝還相續
丘山華屋亦偶然
死後誰榮更誰辱
人間箬有巢由徒
勸渠聽我山中曲

Côn sơn hữu tuyền,
Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên,
Ngô dĩ vi cầm huyền.
Côn sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch.
Nham trung hữu tùng,
Vạn lý thúy đồng đồng,
Ngô ư thị hồ yển tức kỳ trung.
Lâm trung hữu trúc,
Thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô ư thị hồ ngâm tiếu kỳ trắc.
Vấn quân hà bất qui khứ lai ?
Bán sinh trần thổ trường giao cốc.
Vạn chung cửu đỉnh[1] hà tất nhiên,
Ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc.
Quân bất kiến Đổng Trác[2] hoàng kim doanh nhất ổ ?
Nguyên Tải[3] hồ tiêu bát bách hộc ?
Hựu bất kiến Bá Di dữ Thúc Tề[4],
Thú dương ngạ tự bất thực túc ?
Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu,
Diệc các tự cầu kỳ sở dục.
Nhân sinh bách tuế nội,
Tất cánh đồng thảo mộc.
Hoan bi ưu lạc điệt vãng lai,
Nhất vinh nhất tạ hoàn tương tục.
Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên,
Tử hậu thùy vinh cánh thùy nhục ?
Nhân gian nhược hữu Sào Do[5] đồ ?
Khuyến cừ thính ngã sơn trung khúc.

   




Chú thích

  1. Vạn chung cửu đỉnh: vạn chung là ăn lộc muôn thùng thóc, tức là quan cao tột bực. Cửu đỉnh chỉ ngôi vua. Theo sử cũ của Trung Quốc thì vua Hạ Vũ đúc chín cái vạc bằng đồng để làm tượng trưng chín châu cả nước, các triều đại sau truyền nhau làm đồ quốc bảo
  2. Đổng Trác: người cuối đời Đông Hán, làm Tinh châu mục, đem quân về kinh đô tự đặt làm thừa tướng mà chuyên quyền, giàu sang rất mực, nhưng cuối cùng bị Lã Bố theo mưu của Vương Doãn giết chết, gia sản bị tịch thu
  3. Nguyên Tải: người đời Đường, đời Đại Tông được làm Trung thủ thị lang, chuyên quyền, tham nhũng, sau bị vua bắt tự tử
  4. Bá Di, Thúc Tề: tương truyền là hai anh em con vua nước Cô Trúc thời nhà Thương. Sau khi Vũ Vương nhà Chu diệt nhà Thương, hai anh em không phục, bỏ vào ẩn trong núi Thú dương, không chịu ăn thóc của nhà Chu, chỉ ăn rau mà chết đói
  5. Sào Do: Sào Phủ và Hứa Do, tương truyền là hai người cao sĩ trong lịch sử truyền kỳ của Trung Quốc, vua Nghiêu muốn nhường ngôi cho, đều không chịu