Kách mệnh.

1) K. M. là zì?

Kách mệnh là fá kái kũ đổi ra kái mới, fá kái xấu dổi ra kái tốt. Thí zụ: ông Ga-li-lê (1633) là khoa học K. M. Ngày xưa ai kũng tưởng rằng zời tròn dất vuông, nhân kinh nghiệm và trác dạc, ông ấy mới quyết rằng trái dất tròn và chạy chung quanh mặt zời.

Ông Stê-fen-xông (1800) là kơ khí K. M. Ngày xưa chỉ di bộ và di xe ngựa kéo; ông ấy mới làm ra xe lửa.

Ông Dac-vin (1859) là kách vật K. M. Ngày xưa khĝ ai hiểu rõ sự sinh hoá kủa vạn vật, ông ấy mới ngiên kứu ra vì sao mà kó sự sinh hoá ấy.

Ông Kac-Mac là kinh tế học K. M. Ông ấy ngiên kứu rõ ràng tư bản chủ nghĩa, dế quốc chủ ngĩa, zai kấp tranh dấu, vân vân ở dâu mà sinh ra; lịch sử nó thế nào, hiện tượng nó thế nào, và kết quả nó sẽ ra thế nào.

2) Kách mệnh kó mấy thứ?

Ấy là tư tưởng K. M., zân chúng K. M. thì kó 3 thứ:

A - Tư-bản K. M.

B - Zân tộc K. M.

C - Zai kấp K. M.

Tư bản K. M. như Fáp K. M. năm 1789. Mỹ K. M. dộc lập năm 1776 (duổi Anh), Nhật K. M. năm 1864.

Zân tộc K. M. như Y-ta-ly duổi kường quyền Áo năm 1859. Tàu duổi Mạn-thanh năm 1911.

Zai kấp K. M. như kông nông Nga duổi tư bản và zành lấy quyền năm 1917.

3) Vì sao mà sinh ra tư bản K. M.?

A/ Tư bản ở thành fố là tư bản mới, nó kó lò máy và làm ra hàng hóa . Kó lò máy thì muốn kó nhiều thợ làm kông cho nó. Làm ra hàng hoá thì muốn nhiều ng:̀ mua kủa nó. Muốn nhiều ng:̀ mua bán thì muốn zao thông tiện lợi.

B/ Tư bản ở hương thôn là dịa chủ, nó muốn zữ những chế dộ fong kiến, thổ dịa nhân zân; ở chỗ nào chủ quyền dều là về tay bọn quyền qúi ở dấy kả, nó dối với nhân zân nó koi như trâu, như lợn, nó bắt ở yên một chỗ dể kày ruộng cho nó, nó dối với ng:̀ di buôn, thì hàng hoá nó muốn lấy thuế bao nhiêu thì lấy khĝ kó chừng dộ, tiền bạc mỗi xứ một thứ, di lại fải xin chúng nó cho fép, nó làm nhiều kách trở ngại cho việc buôn bán mới.

Dịa chủ hết sức ngăn trở tư bản mới, tư bản mới hết sức fá dịa chủ, hai bên xung dột nhau làm thành ra tư-bản K. M.

Không bao zờ hai tụi này chống nhau kịch liệt và rõ ràng, zễ thấy bằng bên Mỹ. Năm 1861 dến 1865, mấy tỉnh fía Bắc (tư bản mới) kử binh dánh lại mấy tỉnh fía Nam (diền chủ) như 2 nước thù dịch vậy.

4) Vì sao mà sinh ra zân tộc K. M.?

1 nước kậy kó sức mạnh dến kướp 1 nước yếu, lấy võ lực kai trị zân nước ấy, và zành hết kả quyền kinh tế và chính trị. Zân nước ấy dã mất kả tự-zo dộc lập, lại làm ra dược bao nhiêu thì bị kường quyền nó vơ vét bấy nhiêu.

Nó dã kướp hết sản vật, quyền lợi kủa zân rồi, khi kó zạc zã nó lại bắt zân di lính chết thay cho nó. Như trong trận Âu-chiến 1914-18 Tây bắt ta di lính, sau lại za thuế za sưu. Dánh dược thì nó hưởng lợi quyền, thua thì mình dã chết ng:̀ lại hại kủa. Nói tóm lại là bọn kường quyền nầy bắt zân tộc kia làm nô lệ, như Fáp với Anam. Dến khi zân nô lệ ấy khịu không nổi nữa, tỉnh ngộ lên, doàn kết lại, biết rằng thà chết dược tự zo hơn sống làm nô lệ, dồng tâm hiệp lực dánh duổi tụi áp bức mình di; ấy là zân tộc K. M.

5) Vì sao mà sinh ra zai kấp K. M.?

Trong thế zái kó 2 zai kấp:

A/ Tư bản (khĝ làm kông mà hưởng lợi)

B/ Kông và nông (làm khó nhọc mà chẳng dược hưởng)

Như ng:̀ thợ Anam, làm ở mỏ than Hongay ` ngày làm 11 zờ, dầu năm làm dến kuối, một ngày chỉ dược 3 hào, ăn chẳng dủ ăn, mặc khĝ kó mặc, dau khĝ kó thuốc, chết khĝ kó hòm.

Kòn anh chủ mỏ ấy khĝ bao zờ nhúng tay dến việc zì, mà nó ăn sung mặc sướng, lên ngựa xuống xe, mỗi năm lại dược mấy mươi triệu dồng lời (năm 1925 nó dược 17.000.000 dồng). Thử hỏi 17 triệu ấy thằng chủ Tây làm ra hay là kông nhân Anam làm ra?

Zân kày ta ruộng không kó mà kày, mà tụi dồn diền Tây nó chiếm hết 122.000 mẫu ruộng tốt ở Trung-Kỳ, 150.000 mẫu ở Nam-Kỳ.

Zân ta nơi thì khĝ dủ ăn, nơi thì chết dói, mà diền chủ mỗi năm nó bán gạo gần 1.000 triệu quan tiền tây (năm 1925 nó bán 911.477.000 q).

Nước ta như vậy, kác nước kũng như vậy. Tụi kông nông khĝ chịu nổi, doàn kết nhau dánh duổi tư bản di, như bên Nga, ấy là zai-kấp K. M., nói tóm lại là zai-kấp bị áp bức K. M. dể dạp dổ zai kấp di áp bức mình.

6) K. M. chia làm mấy thứ?

Kách mệnh chia ra hai thứ:

A — Như An Nam duổi Fáp, Ấn-dộ duổi Anh, Kao-ly duổi Nhật, Fi-li-pin duổi Mỹ, Tàu duổi kác dế-quốc chủ-ngĩa — dể zành lấy quyền tự zo bình dẳng kủa zân nước mình, ấy là zân tộc K. M.

B — Tất kả zân kày ng:̀ thợ trong thế zái bất kỳ nước nào nòi nào dều liên hợp nhau lại như anh em một nhà, dể dập dổ tất kả tư bản trong thế zái, làm cho nước nào zân nào kũng dược hạnh fúc, làm cho thiên hạ dại-dồng — ấy là thế-zái K. M.

2 thứ K. M. dó tuy kó khác nhau, vì zân tộc K. M. thì chưa fân zai kấp, ngĩa là sĩ, nông, kông, thương dều nhất trí chống lại kường quyền. Kòn thế zới K. M. thì vô-sản zai-kấp (zân kày và ng:̀ thợ) dứng dầu di trước. Nhưng 2 K. M. ấy vẫn kó quan hệ với nhau. Thí zụ: Anam zân tộc K. M. thành kông thì tư-bản Fáp yếu, tư bản Fáp yếu thì kông nông Fáp làm zai-kấp K. M. kũng zễ. Và nếu kông nông Fáp K. M. thành kông, thì zân tộc Anam sẽ dược tự zo.

Vậy nên K. M. Anam với K. M. Fáp fải liên lạc với nhau.

7) Ai là những người K. M.?

Vì bị áp bức mà sinh ra K. M., cho nên ai mà bị áp bức kàng nặng thì lòng K. M. kàng bền, chí K. M. kàng quyết. Khi trước tư bản bị fong kiến áp bức cho nên nó K. M. Bây zờ tư bản lại di áp bức kông nông, cho nên kông nông là ng:̀ chủ K. M.

(1) là vì kông nông bị áp bức nặng hơn, (2) là vì kông nông là dông nhất cho nên sức mạnh hơn hết, (3) là vì kông nông là là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một kái kiếp khổ, nếu dược thì dược kả thế zái, cho nên họ gan gốc. Vì những kớ ấy, nên kông nông là gốc K. M., kòn học trò, nhà buôn nhỏ, diền chủ nhỏ kũng bị tư bản áp bức, song khĝ kực khổ bằng kông nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn K. M. kủa kông nông thôi.

8) Kách mệnh khó hay là zễ?

Sửa kái xã hội kũ dã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là rất khó. Nhưng biết kách làm, biết dồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm dược, thế thì khĝ khó. Khó zễ kũng tại mình, mình quyết chí làm thì làm dược. Nhưng muốn làm K. M. thì fải biết:

A — Tụi tư bản và Dế quốc chủ ngĩa nó lấy tôn-záo và văn hoá làm cho zân ngu, lấy fép luật buộc zân lại, lấy sức mạnh làm cho zân sợ, lấy fú quí làm cho zân tham. Nó làm cho zân nge dến 2 chữ K. M. thì sợ rùng mình.

Vậy K. M. trước fải làm cho zân zác ngộ.

B — Zân khổ quá hay làm bạo dộng, như zân Anam ở Trùng-kỳ kháng thuế, Hà-thành dầu dộc, Nàm-kỳ fá khám; khĝ kó chủ ngĩa, khĝ kó kế hoạch, dến nỗi thất bãi mãi.

Vậy K. M. fải zảng zải lý-luận và chủ ngĩa cho zân hiểu.

C — Zân vì khĝ hiểu tình thế trong thế zái, khĝ biết so sánh, khĝ kó mưu chước, chưa nên làm dã làm, khi nên làm lại khĝ làm.

K. M. fải hiểu fong triều thế zái; fải bày sách lược cho zân.

D — Zân thường chia rẽ fái nầy bọn kia, như zân ta ng:̀ Nam thì ngi ng:̀ Trung, ng:̀ Trung thì khinh ng:̀ Bắc, nên nỗi yếu sức di, như dũa mỗi chiếc mỗi nơi.

Vậy nên sức K. M. fải tập trung, muốn tập trung fải kó dảng K. M.

9) K. M. trước hết fải kó kái zì?

Trước hết fải kó dảng K. M., dể trong thì vận dộng và tổ chức zân chúng, ngoài thì liên lạc với zân tộc bị áp bức và vô sản zai kấp mọi nơi. Dảng kó vững K. M. mới thành kông, kũng như ng:̀ kầm lái kó vững thuyền mới chạy. Dảng muốn vững thì fải kó chủ ngĩa làm kốt, trong dảng ai kũng fải hiểu, ai kũng fải theo chủ ngĩa ấy. Dảng mà khĝ kó chủ ngĩa kũng như ng:̀ khĝ kó trí khôn, tàu khĝ kó bàn chỉ-nam.

Bây zờ học thuyết nhiều, chủ ngĩa nhiều, nhưng chủ ngĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, K. M. nhất là chủ ngĩa Lê-nin.