"Ngưu là bò", là nói thật; "ngưu là cá", là nói dỡn

"Ngưu là bò", là nói thật; "ngưu là cá", là nói dỡn  (1932) 
của Phan Khôi

Bài đăng trên Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 168 (15. 9. 1932)

Trong mục Hán văn độc tu của bổn báo, chữ nào cũng trải qua sự tra xét đúng đắn rồi mới cắt nghĩa, chớ không phải nói bướng đâu. Khi nào có những chữ cắt nghĩa khác với người mình đã hiểu lâu nay, là biết chắc sự hiểu đó sai lầm nên mới sửa lại cho đúng. Tức như cắt nghĩa ngưu chớ không phải trâu; hộcửa chớ không phải ngõ; môncửa ngoài (cửa ngõ) chớ không phải cửa trong.

Vậy mà có kẻ xúm nhau kiêu ngạo chúng tôi, nói cắt nghĩa ngưu là cắt nghĩa bậy; rồi kéo luôn đến câu chuyện "ngưu" nữa. Trong ý họ cho họ là biết hơn chúng tôi; nhưng thật ra thì họ chưa biết gì hết, chỉ thấy chúng tôi nói khác với sự họ hiểu xưa nay rồi họ hoảng hốt mà la ó lên đó thôi.

Ngưu thật, xem tự điển giải như vầy thì biết:

"Ngưu: thú nhà, thuộc về loài nhai lại. Vóc mập và nặng, tánh hiền lành mà sức mạnh, cho nên nhà nông nuôi nó để giúp sự cày bừa. Nó có cái đặc tánh là ăn cỏ mà không nhai, trước cho cỏ vào bao tử, nhờ nước chua trong bao tử tiêu ra, trở nên từng cục nhỏ nhỏ, rồi lại đừa lên trên miệng mà nhai bấy ra và nuốt xuống lần nữa, cho nên kêu là nhai lại".

Xem nội đoạn đó chưa rõ là trâu hay , vì trâu bò chi cũng đều nhai lại hết. Nhưng hãy xem đến đoạn kế đó như vầy:

"Thịt và sữa nó cũng đều làm đồ ăn bổ dưỡng. Chủng loại nó rất nhiều, sắc lông mỗi mỗi khác nhau".

Đây thì rõ ngưu rồi. Vì thịt bò mới bổ; chớ còn thịt trâu ăn nó vào làm cho lợi thủy, nghĩa là đi tiểu nhiều, có bổ gì đâu? Vả lại duy có bò mới lấy sữa; còn trâu, không ai lấy sữa. Đến câu: "Chủng loại rất nhiều, sắc lông mỗi mỗi khác nhau" thì cũng duy có bò mới vậy; còn trâu, chỉ có trâu đen với trâu trắng.

Nhưng cuối cùng, tự điển còn có một câu nữa:

"Còn thứ thủy ngưu lội nước giỏi lắm, duy Trung Quốc và Ấn Độ có mà thôi".

"Thủy ngưu mới là trâu đó. Coi đó thì biết bao nhiêu điều giải về chữ ngưu trên kia đều nói về cả; nếu bảo là nói về trâungưutrâu thì ở dưới còn nói thuỷ ngưu làm gì? Và ngưu nếu là trâu thì thủy ngưu là gì?

Người ta còn nói ngưutrâu, lao  牢  mới là , nói vậy cũng không nhằm.

Tự điển giải lao tức là sinh  牲  gồm cả lẫn : thái lao, thiếu lao.

Trong luật Gia Long hay nói ngưu lao, ấy là nói chung về trâu, bò, dê, vậy. Riêng về xứ ta hiểu như thế.

Xứ ta cũng có bịa ra chữ hoàng ngưu để chỉ về bò. Hoàng nghĩa là vàng, ý nói con bò sắc vàng. Song con bò có phải sắc vàng cả đâu, bởi vậy chữ hoàng ngưu không đứng được.

Trâu duy có xứ nóng mới có. Phương bắc nước Tàu không có trâu, hình như chỉ có Quảng Đông Quảng Tây có mà thôi. Sách vở Tàu đời xưa toàn do người phương bắc làm, cho nên chỉ nói ngưu mà không hề nói đến thủy ngưu. Tự điển nói Tàu và Ấn Độ có trâu mà không nói đến nước ta là vì họ không biết, hoặc là họ biết mà chỉ cử hai nước lớn.

Còn câu chuyện "ngưu là cá, ngư là trâu" họ nghe lóm ở đâu rồi tính đem kiêu ngạo chúng tôi chơi[1]; nhưng mà đừng làm vậy vô ích, phải biết câu chuyện nầy là câu chuyện dỡn.

Dỡn mà có sách. Thấy trong vài thứ bút ký của người Tàu đều có chép câu chuyện đó, bày ra từ người Cao Ly.

Họ nói người Cao Ly học chữ Hán mà hay sửa chữ. Họ đổi chữ ngưu  牛  làm chữ ngư  魚  và chữ ngư làm chữ ngưu. Vì lấy cớ rằng hình chữ  牛  có vi có đuôi thì là con cá mới phải; còn hình chữ  魚  có sừng, có bốn chưn, lại ở trong 田 (điền) là đám ruộng thì là con trâu mới phải. Bởi vậy mới có câu chuyện "ngưu là cá, ngư là trâu".

Chẳng những vậy thôi, cũng một cách ấy, người Cao Ly còn đổi chữ xạ  射  là bắn ra chữ oải  矮  là thấp, và chữ oải ra chữ xạ nữa. Lấy cớ rằng  射  (xạ) là thốn thân 寸 身 nghĩa là cái mình có một tấc thì mới thấp; còn  矮 (oải) là uỷ thỉ  委 矢, nghĩa là bỏ cái tên đi thì mới là bắn chớ.

Đổi hai chữ lẫn nhau mà đều có nghĩa hết như vậy cũng là sự tình cờ mà ngộ nghĩnh thật; tuy vậy, đều là câu chuyện nói dỡn mà chơi, chẳng nên tin.

Nhơn có người thuật lại cho chúng tôi nghe rằng có một vài kẻ làm khôn làm khéo, cười chúng tôi cắt nghĩa sai, nên chúng tôi mới giải nghĩa chữ ngưu ra đây cho càng thêm rõ; luôn thể cũng nhắc đầu đuôi câu chuyện "ngưu là cá" là như thế.

K.

   




Chú thích

  1. Muốn chế nhạo chúng tôi, họ nói: "Ngưu chẳng những là bò thôi đâu, mà là cá!..." (nguyên chú của PK).