Tuyệt cốc[1]  (1867) 
của Phan Thanh Giản

Tuyệt cốc (Nhịn ăn) là bài thơ nôm cuối cùng trước khi tác giả lìa đời. Đây có thể coi là một tập hợp đầy đủ mọi bi kịch trong con người Phan Thanh Giản (GS. Nguyễn Huệ Chi. Từ điển văn học [bộ mới]. Nxb. Thế giới, 2004, tr.1396).

Trời thời, đất lợi, lại người hòa,
dễ ngồi coi phải nói ra.
Lăm trả ơn vua, đền nợ nước,
Đành cam gánh nặng, ruổi đường xa.
Lên ghềnh, xuống thác thương con trẻ,
Vượt biển, trèo non cám phận già.
Những tưởng một lời an bốn cõi,
Nào hay ba tỉnh lại chầu ba[2].

   




Chú thích

  1. Tuyệt cốc 絶穀: không ăn thóc, nhịn đói. Năm 1867, sau khi nộp ba tỉnh phía Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên) cho người Pháp, Phan Thanh Giản nhịn đói trong mười ngày, rồi uống thuốc độc chết.
  2. Ba tỉnh lại chầu ba (chầu: thêm vào): đây là nói ba tỉnh phía Tây lại sáp nhập ba tỉnh phía Đông xứ Nam Kỳ (Gia Định, Biên Hòa và Định Tường) mà vua nhà Nguyễn đã nhượng cho nước Pháp theo tờ Hiệp ước ký ngày 5 tháng 6 năm 1862.


 

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.