Biên dịch:Tuyên bố của Phái đoàn Quốc gia Việt Nam về Hiệp định Genève

Tuyên bố của Phái đoàn Quốc gia Việt Nam về Hiệp định Genève

Quốc gia Việt Nam gửi một yêu cầu bổ sung đoạn dưới đây vào Bản Tuyên bố cuối cùng nhưng bị từ chối.

TUYÊN NGÔN
của Phái đoàn Việt-nam

(Ngày 21 tháng 7 năm 1954)

Phái đoàn Quốc gia Việt-nam đã đưa ra đề nghị nhằm thực hiện một cuộc đình chiến mà không phân chia nước Việt, dù chỉ là tạm thời bằng việc giải giới các lực lượng chiến đấu sau khi rút về khu vực đóng quân, càng hẹp càng hay, của mỗi bên; và bằng sự thiết lập việc kiểm soát tạm thời của Liên Hiệp quốc trên toàn lãnh thổ Việt-nam, trong khi chờ đợi vãn hồi trật tự và hòa bình để dân Việt có thể quyết định vận mệnh mình bằng Tổng Tuyển cử tự do.

Phái đoàn Việt-nam phản đối việc bác bỏ mà không cứu xét đề nghị ấy — đề nghị độc nhất tôn trọng nguyện vọng dân tộc Việt-nam.

Phái đoàn tha thiết yêu cầu Hội nghị chấp thuận ít nhất là vấn đề phi quân sự hóa và trung lập hóa các giáo khu miền Trung-châu Bắc Việt. Phái đoàn long trọng phản đối việc ký kết hấp tấp thỏa hiệp ngừng chiến do 2 cơ quan Tư lệnh Tối cao Pháp và Việt Minh mà thôi, trong khi Bộ Tư lệnh Pháp chỉ huy quân đội Việt-nam do một sự ủy quyền của Quốc trưởng Việt-nam, hơn nữa rất nhiều điều khoản của thỏa hiệp nói trên mang nặng những mối nguy hại cho tương lai chính trị của dân tộc Việt-nam.

Phái đoàn long trọng phản đối việc thỏa hiệp đình chiến phó nhượng cho Việt Minh cả những vùng mà quân đội Việt-nam còn đóng quân. Những khu vực này rất cần thiết để bảo vệ cho Việt-nam khỏi bị Cộng sản xâm nhập. Trong thực tế, thỏa hiệp còn đi đến chỗ tước của Việt-nam cái quyền bất khả xâm phạm để tổ chức phòng thủ của mình ngoài sự duy trì một quân đội ngoại quốc trên lãnh thổ mình.

Phái đoàn long trọng phản đối việc Bộ Tư lệnh Pháp, mặc dầu không được sự thỏa thuận trước của phái đoàn Việt-nam, đã tự tiện ấn định ngày Tổng Tuyển cử. Việc này có tính cách chính trị rõ rệt.

Vì thế cho nên Chính phủ Việt-nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chánh thức rằng Việt-nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt-nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt-nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập và Tự do cho xứ sở.

Ngày 21 tháng 7 năm 1954
Trưởng Phái đoàn Việt-nam

Bác sĩ TRẦN VĂN ĐỖ

ĐỀ NGHỊ ĐƯA VÀO BẢN TUYÊN BỐ CUỐI CÙNG CỦA PHÁI ĐOÀN QUỐC GIA VIỆT NAM

Hội nghị ghi nhận tuyên bố của Chính phủ Quốc gia Việt Nam trong đó công nhận:

— Sẽ nỗ lực và ủng hộ mọi nỗ lực phục hồi hòa bình tại Việt Nam;

— Sẽ không sử dụng vũ lực để chống lại quy trình ngừng bắn đã được thỏa thuận, dù họ đã bày tỏ sự phản đối và nghi ngờ, cụ thể là trong lời tuyên bố cuối cùng.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ vì nó được xuất bản hợp pháp ở bên trong Hoa Kỳ (hoặc ở Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York theo Điều 7 của Hiệp định Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Hoa Kỳ) từ năm 1923 đến năm 1977 mà không có thông báo bản quyền.


Tác phẩm này có thể vẫn có bản quyền ở các khu vực tài phán không áp dụng luật thời hạn ngắn hơn đối với các tác phẩm Hoa Kỳ.
 
Bản dịch:

Các giấy phép chuẩn của Wikisource đối với tác phẩm do chính các biên tập viên tự viết.

Tác phẩm này được phát hành theo các điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.


Điều khoản sử dụng của Wikimedia Foundation yêu cầu văn bản được cấp phép theo GFDL được nhập sau tháng 11 năm 2008 cũng phải cấp phép kép với một giấy phép tương thích khác. "Nội dung chỉ khả dụng trong GFDL không được phép" (§7.4). Điều này không áp dụng cho phương tiện phi văn bản.

Tác phẩm này được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 3.0 Chưa chuyển đổi, cho phép sử dụng, phân phối, và tạo tác phẩm phái sinh một cách tự do, miễn là không được thay đổi giấy phép và ghi chú rõ ràng, cùng với việc ghi công tác giả gốc.