Trời nói
của Nguyễn Khuyến

Tác giả làm bài này khi đang làm gia sư cho Hoàng Cao Khải. Nhân con thứ hai là Hoàng Mạnh Trí vừa đỗ tú tài tây ở Pháp về, Hoàng Cao Khải làm tiệc mừng, mời nhiều nhà khoa bảng đến dự. Trong tiệc lấy đầu đề "Thiên hà ngôn tại!" (Trời có nói gì đâu! - chữ trong Luận ngữ) bảo các nhà khoa bảng làm thơ cho vui. Người thì nịnh bợ, người thì mỉa mai kín đáo, chỉ có Nguyễn Khuyến được mời ngồi ở hàng cao nhất, vẫn ngồi im lặng. Hoàng Cao Khải giục mãi, Nguyễn Khuyến mới đọc bài thơ này, tỏ ý khinh mạn.

Nguyễn Khuyến còn có một bài khác cũng tên là Trời nói. Việc đánh số là do Wikisource tự đặt để tránh mâu thuẫn về tên, không phải ý đồ gốc của tác giả.

Xem tác phẩm có tựa đề tương tự tại Trời nói.

Chót vót trên này có một tao!
Nào tao có muốn nói đâu nào!
Da tao xanh ngắt, pha đen trắng,
Chỉ tại dì Oa[1] vá váy vào!

   




Chú thích

  1. Tức bà Nữ Oa luyện đá vá trời


 

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.