BIÊN TẬP NHỮNG LỜI

NGẠN NGỮ, CỔ NGỮ, GIA NGÔN

A

  1. Ác nhơn tự hữu ác nhơn ma.
    Người xấu mình có người xấu làm cho hao mòn. Người làm dữ như đá mài dao, chẳng thấy dấu mòn mà càng ngày càng khuyết.
  2. Ách giữa đàng mang qua cổ.
    Gánh vác không phải chuyện mình.
  3. Ai chết trước thì được mồ mả.
    Ai trước thì được phần trước.
  4. Ai làm dữ nấy lo.
    Dữ có dữ trả, một sự đau đớn trong lương tâm, thì đủ mà hành tội kẻ dữ ; ta hãy giữ phận ta, chẳng phải lo bao đồng.
  5. Ái nhơn như kỷ.
    Yêu người như mình. Có câu rằng : kỉ sở bất dục vật thi ư nhơn, thì là đức yêu người, dạy phải suy kỉ cập nhơn, sự mình không muốn, chớ làm cho người.
  6. Ai thương tìm tới, ai ghét lánh thân.
    Phải lo phận mình, ấy là lành ở có chỗ, lổ ở có nơi.
  7. An bộ khả dĩ đương xa.
    Đi huởn bước thì bền cũng bằng đi xe.
  8. Ăn cây nào rào cây nấy.
    Ăn của ai thì phải vưng hộ cho nấy.
  9. Ăn chưa no, lo chưa tới.
    Hãy còn thiểu trí.
  10. Ăn có bữa lo không có bữa.
    Bữa ăn có chừng, bữa lo không có chừng, nghĩa là nhọc lòng lo.
  11. Ăn coi nồi ngồi coi hướng.
    Coi cơm nhiều ít, hoặc phải nhịn miệng ; nhắm hướng thuận nghịch, hoặc phải nhượng chỗ ngồi.
  12. Ăn cơm chúa, múa tối ngày.
    Có cơm ăn thì có công việc làm.
  13. Ăn cơm mắm thấm về lâu.
    Mắm muối là giống mặn mòi, ăn vào càng lâu càng thấm, chẳng khác chi việc càng lâu thì càng rõ.
  14. Ăn cơm mới, nhắc chuyện cũ.
    Nghĩa là nói tha cầu.
  15. An cư lự nguy.
    Hễ ở an, thì phải lo cơn nghèo hiểm.
  16. Ăn hết nhiều, ở hết bao nhiêu.
    Nghĩa là chẳng lo chỗ ở.
  17. Ăn kỉ no dai.
    Biết dự phòng thì đặng bình an lâu dài.
  18. Ăn làm sóng, nói làm gió.
    Không việc làm cho có việc, hay là ăn-nói hồ đồ.
  19. Ăn một đọi nói một lời.
    Ăn nói chắc chắn.
  20. Ăn một miếng, tiếng một đời.
    Có thế ăn nhờ mà không ăn nhờ, thì nói rằng có tiếng mà không có miếng, đến khi ăn nhờ đặng thì nói vân vân, có khi dùng như tiếng nói lẩy.
  21. Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành.
    Ăn ở thật thà thì đặng bình an vô sự.
  22. Ăn như tằm ăn lên.
    Tằm có tuổi thức lớn, ngủ lớn; tuổi thức lớn thì nó ăn dâu nguyên lá.
  23. Ăn no sanh sự.
    Được no ấm rồi thì hay làm quấy.
  24. Ăn quen, nhịn không quen.
    Có một người đi phương xa cưới vợ bé, gởi thơ về cho vợ nhà mà chữa mình: anh chẳng phải tham bù chẻ gắp, bỡi ăn quen, nên nhịn không quen.
  25. Ăn tại thủ, ngủ tại công đường.
    Thủ là chỗ canh giữ, công đường là nhà việc quan, chỉ nghĩa là biết giữ phép.
  26. Ăn tấm trả giặt.
    Tấm là gạo gãy nhỏ, giặt là gạo trộng nguyên hột, hễ ăn ít trả nhiều, như đánh cờ bạc thì nói vân vân.
  27. Ăn theo thuở, ở theo thì.
    Trong sự ăn ở phải tùy thì.
  28. Ăn thì cho, buôn thì so.
    Vật ăn không luận, của bán phải nhờ đồng nài.
  29. Ăn thì hơn, hờn thì thiệt.
    Giận lẩy thì mất phần ăn.
  30. Ăn thì vóc, học thì hay.
    Ăn mà lại ốm, thì là bịnh tiêu nhiệt, học hóa dở thì là bậc hạ ngu.
  31. Ăn trái nhớ kẻ trổng cây
    Không qnên ơn.
  32. Ăn trộm quen tay, ngủ ngày quen mắt.
    Tập nghề nào quen nghề ấy.
  33. Ăn trước trả sau.
    Có ăn có chịu ; sự thế thiếu trước thiếu sau.
  34. Ăn xôi chùa ngọng miệng.
    Xôi chùa là của tấn cúng, hễ ăn của người ta rồi, muốn nói theo người ta, thì sợ bỏ lẽ phải ; muốn nói theo lẽ phải, thì sợ bỏ người ta, hoá ra u ơ nói không thông, ấy là tuyệt nhơn khẩu.
  35. Ăn xưa chừa nay.
    Ai nấy có một thuở.
  36. Ăn vỏ dưa, thấy vỏ dừa mà sợ.
    Mắc một việc, sợ lây tới việc khác, hay là tầng thấy việc đời mà ngán.
  37. Ao cá lửa thành.
    Một nghĩa với câu lửa muôn xe, nước một gáo, cũng có nghĩa là lửa cháy lây.
  38. Ao gấm mặc đêm.
    Nghĩa là chẳng thấy hiển vinh ; kẻ làm quan về lành gọi là vinh qui.
  39. Áo mặc sao qua khỏi đầu.
    Con cái đâu dám cải ý cha mẹ.
  40. Ao vắn, giũ chẳng nên dài.
    Nghĩa là phải an một bề.