Sư-tử, con Lang và con Hồ

Thơ ngụ ngôn của Jean de La Fontaine, do Nguyễn Văn Vĩnh dịch
Le Lion, le Loup, et le Renard - Sư-tử, con Lang và con Hồ

SƯ-TỬ, CON LANG VÀ CON HỒ

     Sư-tử sọm lại đau phong-thấp,
     Muốn tìm thầy cứu-cấp bệnh già.
        Lệnh vua đã tỏ ý ra,
Dẫu làm chẳng được ai mà từ-nan.
     Vua Sư-tử phán toàn các giống,
     Kén lương-y đem cống tại triều.
        Thôi thì cầm-thú bao nhiêu,
Thợ thầy đã lắm lại nhiều thuốc thiêng.
     Duy Hồ xấc dám kiêng không đến;
     Ở lỳ nhà một chuyến mà chơi!
        Lang ta hiến nịnh tức thời,
Quì tâu Hồ nọ mệnh Trời dám sai.
     Sư-tử thoát nghe bài sớ tấu,
     Cơn giận đâu nổi ngáu ngay lên:
        — Bá quan vâng thửa lệnh truyền:
Nã Hồ đem đến Ngự tiền mau đây!
     Hồ biết ý, nghĩ ngay chước cãi:
     — Dạ! Muôn tâu Quảng-Đại Cao-Minh.
         Hạ-thần quả thật oan tình,
Vốn đang tìm chốn anh-linh khẩn-cầu,
     Nên chưa kịp vào chầu trước Điện,
     Nay mới về xin hiến phương hay,
        Hạ-thần may đã gặp thầy,
Dạy rằng Thánh-thể bệnh này dễ yên.
     Kém chân Hỏa là tên trong sách;
     Vị tuổi già, huyết mạch khí suy.
        Bây giờ họa có lang-bì,
Dùng làm áo phủ tức thì bệnh yên.
     Lang-thần muốn ghi tên trong sử,
     Nghĩa vua tôi nên giữ phen này.
        Thôi thì da nọ lột ngay,
Cho đòi phùng-tượng vào may áo liền.
     Phương thuốc lạ. Ngự khen Hồ giỏi,
     Truyền: — Bá quan! Mau trói Lang-thần.
        Thịt kia nướng chả Trẫm ăn;
Da kia may áo làm chăn Trẫm nằm.
     Nghĩ câu chuyện nên ngâm mãi mãi.
     Bọn nịnh-thần chờ hại lẫn nhau,
        Nịnh mà hưởng phúc dễ đâu,
Nịnh mà nên hoạ là câu nói thường.
     Ai ôi! Nên biết thương nhau mấy
     Kẻ gièm-pha chớ cậy chi mình!
        Lạ gì những thói triều-đình.


Nguồn