Phong Kiều dạ bạc (Nguyễn Hàm Ninh dịch)

Xem các bản dịch tiếng Việt khác của tác phẩm này tại Phong Kiều dạ bạc.
Phong Kiều dạ bạc - 楓橋夜泊  (756) 
của Trương Kế, do Nguyễn Hàm Ninh dịch

Phong Kiều dạ bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế (张继 Zhang Jì), tác giả sống vào khoảng trước sau năm 756 - đời vua Đường Túc Tông. Nguyên tác bài thơ Phong Kiều dạ bạc sau này đã được Khang Hữu Vi đời nhà Thanh khắc trên tấm bia lớn dựng trong chùa Hàn San để cho người đời sau qua đây thưởng lãm.

Trích dẫn từ Phong Kiều dạ bạc của Wikipedia, bách khoa toàn thư mở.
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Bản dịch 1[1] Bản dịch 2[2]

楓橋夜泊
月落烏啼霜滿天
江楓魚火對愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘聲到客船

Phong Kiều dạ bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San


Quạ kêu, trăng lặn, trời sương
Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

   




Chú thích

  1. Lý Văn Hùng, Việt Nam văn chương trích diễm, Sài Gòn, 1961
  2. Tạp chí Văn Học, số 191, tháng 3 năm 2002, trang 36