Phật giáo triết học/III-I-a-6
Kết luận về duyên khởi luận.— Nghiệp cảm duyên khởi, là ba cái nghiệp lực thân, khẩu, ý, ngày ngày động tác mà làm ra nguyên nhân của hiện tượng. Nghiệp bởi mê hoặc mà có. Cho nên muốn giải thoát thì phải đừng mê hoặc tạo nghiệp.
A-lại-da duyên khởi bao tàng tất cả những chũng tử hữu lậu và vô lậu. Do hữu lậu chũng tử mà sanh khởi hiện tượng giới. Do cái lực của vô lậu chũng tử mà giác ngộ chân lý. Giác ngộ được, thì là giải thoát được.
Chân như duyên khởi là do vô minh mà có. Bổn thể của chân như diêu động sanh ra hiện tượng. Biết được phương diện tịnh của chân như mà theo, để phá thật tướng, thì được giải thoát.
Pháp giới duyên khởi, với lục đại duyên khởi, hai thuyết ấy mường tượng như nhau, đều chỉ ra hai phương diện hiện tướng và thật thể của nhứt như, và bảo rằng bởi bất tri bất giác nên cứ sanh diệt. Bất tri bất giác là cái nguyên nhân của hiện tượng. Tri giác được thì giải thoát được.
Bao nhiêu những thuyết ấy đều có một chỗ đồng nhau: thuyết nào cũng cho rằng mê vọng là cái nguyên nhân phát khởi hiện tượng, và muốn giải thoát thì phải trừ cho được mê vọng.