II

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
TÂM KINH

(Prajnâ Paramitâ Hridaya sutra)

Kinh này do chữ phạn dịch ra chữ nho, có tất cả đến bảy bản, nhưng chỉ có bản này của Huyền Trang đời Đường dịch ra là thông-hành hơn cả ở trong Tăng-giới bên Phật-giáo Đại-thặng.

Dịch âm:

Quan Tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-lị-tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị. Xá-lị-tử, thị chư pháp không tướng: bất sinh bất diệc, bất cấu bất tĩnh, bất tăng bất giảm. Thị cố: không trung vô sắc, vô thụ, tưởng, hành, thức; vô nhỡn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhỡn-giới, nãi chí vô ý-thức giới; vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão-tử, diệc vô lão-tử tận; vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô trí, diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đóa y Bát-nhã Ba la-mật-đa cố, tâm vô khuể-ngại, vô khuể-ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên-đảo mộng-tưởng, cứu-cánh niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc a-nậu-đa-la tam-diểu tam-bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế. Bồ-đề tát-bà-ha![1]

Dịch nghĩa:

Quan Tự-tại Bồ-tát, khi thi-hành phép Bát-nhã Ba-la-mật-đa (Trí-tuệ độ) thấy rõ ngũ-uẩn đều không, đem tế-độ hết thảy những khổ ách. Hỡi Xá-lị-tự, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc là không, không là sắc. Thụ, tưởng, hành, thức cũng thế cả. Hỡi Xá-lị-tử, ấy là cái không-tướng của chư pháp: không sinh không diệt, không cáu-bẩn, không trong-sạch, không thêm không bớt. Bởi vậy trong « không » không có sắc, không có thụ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhỡn-giới đến cả không có ý-thức-giới; không có vô-minh mà cũng không có cái hết vô-minh, đến cả không có lão-tử mà cũng không có cái hết lão-tử; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo; không có trí mà cũng không có cái gì là đắc. Vì không có cái sở-đắc, Bồ-đề tát-đóa (Bồ-tát) theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lòng không vướng-víu chướng-ngại, vì không vướng-víu chướng-ngại, cho nên không sợ-hãi, xa-lìa những điều điên-đảo mộng-tưởng, cứu-cánh là niết-bàn. Chư Phật trong tam thế theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà được vô-thượng chính-đẳng chính-giác. Cho nên biết rằng Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, có thể trừ được hết thảy cái khổ, chân-thực không lầm. Cho nên nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, thì nói chú rằng: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát-bà-ha|

  1. Câu chú này viết bằng tiếng phạn, là: Gate, gate, paragate, parasam-gate. Bodhi svaha!: Đi, đi, đi vào chỗ ngoài sinh diệt, đi ra ngoài chỗ ngoài sinh diệt. Bodhi svaha!