Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành

Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành - 鳳凰路上早行
của Nguyễn Du

Phượng Hoàng: từ Hà Tĩnh đi vào có núi Phượng Hoàng. Năm Giáp Tý (1804) Nguyễn Du đương làm Tri phủ Thường Tín thì bị bệnh, xin từ chức. Về quê nghỉ được hơn một tháng lại có chỉ gọi vào Kinh. Bài này được làm trên đường vào kinh.

Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

征夫懷往路
夜色尚蒙蒙
月落猿聲外
人行虎跡中
力衰常畏露
髮短不禁風
野宿逢樵者
相憐不在同

Chinh phu hoài vãng lộ[1]
Dạ sắc thượng mông mông
Nguyệt lạc viên thanh ngoại
Nhân hành hổ tích trung
Lực suy thường úy lộ[2]
Phát đoản bất cấm phong
Dã túc phùng tiều giả
Tương liên bất tại đồng[3]

Khách lữ hành nghĩ đến con đường trước mặt
Sắc trời đêm vẫn còn mờ mờ
Trăn lặn ngoài nơi có tiếng vượn hú
Người đi trong chốn cọp in dấu chân
Sức yếu thường sợ sương móc
Tóc ngắn không ngại gió thổi
Đêm ngủ nơi đồng quê gặp người đốn củi
Thương nhau không vì chỗ giống nhau

   




Chú thích

  1. Con đường sắp đi qua
  2. Chữ 露 lộ ở đây là sương móc. Có chỗ chép chữ 路 lộ là đường. Chép như thế không đúng, vì ở câu đầu đã nói đến 往路 vãng lộ rồi
  3. Thường thường thì "đồng bệnh tương liên". Nhưng đối với trường hợp này thì không đồng cảnh ngộ, không đồng tâm sự, nhưng vẫn thương nhau