Nghị quyết số 781 NQ/HĐNN7

Nghị quyết số 781 NQ/HĐNN7 về việc quyết định Tổng số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII  (1987) 
của Hội đồng Nhà nước Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 16 tháng 2 năm 1987.

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ vào Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ vào Nghị quyết số 779NQ/HĐNN7, ngày 6 tháng 02 năm 1987 của Hội đồng Nhà nước về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII,

QUYẾT NGHỊ :

Điều 1.

sửa

Tổng số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII trong cả nước là 167 đơn vị.

Điều 2.

sửa

Số đơn vị, danh sách các đơn vị và số đại biểu của mỗi đơn vị bầu cử ở mỗi tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương được quy định như sau:

1. Thành phố Hà Nội: 9 đơn vị bầu cử; bầu 31 đại biểu.

- Đơn vị 1: quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 2: quận Đống Đa và huyện Từ Liêm; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 3: quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 4: huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 5: huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 6: huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 7: huyện Gia Lâm; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 8: huyện Đông Anh; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 9: huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn ; bầu 4 đại biểu.

2. Thành phố Hồ Chí Minh: 11 đơn vị bầu cử; bầu 35 đại biểu.

- Đơn vị 1: huyện Củ Chi và huyện Hoóc Môn; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 2: quận I và quận V; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 3: quận X và quận XI; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 4: quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 5: quận Tân Bình; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 6: huyện Bình Chánh và quận VI; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 7: quận III; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 8: quận VIII; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 9: quận Bình Thạnh; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 10: huyện Thủ Đức; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 11: huyện Nhà Bè, huyện Duyên Hải và quận IV; bầu 3 đại biểu.

3. Thành phố Hải Phòng: 4 đơn vị bầu cử; bầu 13 đại biểu.

- Đơn vị 1: huyện Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ và các quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 2: huyện An Hải và huyện Thủy Nguyên; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: huyện Vĩnh Bảo và huyện Tiên Lãng; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: huyện Kiến An và huyện Đồ Sơn; bầu 3 đại biểu.

4. Tỉnh Hà Tuyên: 3 đơn vị bầu cử; bầu 7 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên và thị xã Hà Giang; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Xín Mần, Hoàng Xu Phì, Bắc Quang và Hàm Yên; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang; bầu 3 đại biểu.

5. Tỉnh Cao Bằng: 2 đơn vị bầu cử; bầu 5 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Hòa An, Hà Quảng, Thông Nông, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Ngân Sơn, Ba Bể và thị xã Cao Bằng; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh và Thạch An; bầu 2 đại biểu.

6. Tỉnh Lạng Sơn: 2 đơn vị bầu cử; bầu 5 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập và thị xã Lạng Sơn; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Bắc Sơn, Văn Quan, Bình Gia, Chi Lăng và Hữu Lũng; bầu 2 đại biểu.

7. Tỉnh Lai Châu: 2 đơn vị bầu cử; bầu 4 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Phong Thổ, Mường Tè, Xìn Hồ, Mường Lay và thị xã Lai Châu; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Tủa Chùa; bầu 2 đại biểu.

8. Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 2 đơn vị bầu cử; bầu 7 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Yên và thị xã Lào Cai; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Than Uyên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Lục Yên và thị xã Yên Bái; bầu 4 đại biểu.

9. Tỉnh Bắc Thái: 3 đơn vị bầu cử; bầu 8 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai và Phú Lương; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Bạch Thông, Định Hóa, Na Rì và Chợ Đồn; bầu 2 đại biểu.

10. Tỉnh Sơn La: 1 đơn vị bầu cử; bầu 4 đại biểu là dân tộc thiểu số.

11. Tỉnh Vĩnh Phú: 4 đơn vị bầu cử; bầu 13 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: huyện Vĩnh Lạc và thành phố Việt Trì; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Tam Đảo, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Tam Thanh, Sông Thao, Yên Lập và Thanh Sơn; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: các huyện Phong Châu, Đoan Hùng, Thanh Hòa và thị xã Phú Thọ; bầu 4 đại biểu.

12. Tỉnh Hà Bắc: 5 đơn vị bầu cử; bầu 15 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Lạng Giang, Yên Dũng và thị xã Bắc Giang; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên và Yên Thế; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: các huyện Tiên Sơn, Yên Phong và thị xã Bắc Ninh; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 5: các huyện Gia Lương, Thuận Thành và Quế Võ; bầu 3 đại biểu.

13. Tỉnh Quảng Ninh: 3 đơn vị bầu cử; bầu 8 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Đông Triều, Yên Hưng, Hoành Bồ và thị xã Uông Bí; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Cẩm Phả, Ba Chẽ và thị xã Hồng Gai, thị xã Cẩm Phả; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các Tiên Yên, Quảng Hà, Hải Ninh và Bình Liêu; bầu 2 đại biểu.

14. Tỉnh Hà Sơn Bình: 5 đơn vị bầu cử; bầu 15 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy và Kim Bôi; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Đà Bắc và thị xã Hòa Bình; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai và thị xã Hà Đông; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: các huyện Thanh Oai, ứng Hòa và Mỹ Đức; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 5: huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên; bầu 3 đại biểu.

15.Tỉnh Hải Hưng: 6 đơn vị bầu cử; bầu 20 đại biểu.

- Đơn vị 1: huyện Kim Môn và huyện Chí Linh; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: huyện Nam Thanh và thị xã Hải Dương; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: huyện Tứ Lộc và huyện Cẩm Bình; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 4: huyện Ninh Thanh và huyện Phù Tiên; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 5: huyện Mỹ Văn và huyện Châu Giang; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 6: huyện Kim Thi và thị xã Hưng Yên; bầu 2 đại biểu.

16. Tỉnh Thái Bình: 5 đơn vị bầu cử; bầu 15 đại biểu.

- Đơn vị 1: huyện Hưng Hà và huyện Quỳnh Phụ; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 2: huyện Thái Thụy; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 3: huyện Đông Hưng; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 4: huyện Tiền Hải và huyện Kiến Xương; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 5: huyện Vũ Thư và thị xã Thái Bình; bầu 3 đại biểu.

17. Tỉnh Hà Nam Ninh: 9 đơn vị bầu cử; bầu 26 đại biểu.

- Đơn vị 1: thành phố Nam Định; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 2: huyện Xuân Thủy; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: huyện Hải Hậu; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 4: huyện Nam Ninh và huyện Nghĩa Hưng; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 5: các huyện Kim Sơn, Tam Điệp và thị xã Tam Điệp; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 6: các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Hoàng Long và thị xã Ninh Bình; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 7: huyện Ý Yên và huyện Vụ Bản; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 8: huyện Bình Lục và huyện Lý Nhân; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 9: các huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm và thị xã Hà Nam; bầu 3 đại biểu.

18. Tỉnh Thanh Hóa: 7 đơn vị bầu cử; bầu 22 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh và Cẩm Thủy; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Ngọc Lạc, Thường Xuân và Thọ Xuân; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Như Xuân, Nông Cống và Triệu Sơn; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc và Thiệu Yên; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 5: các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc và thị xã Bỉm Sơn; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 6: huyện Tĩnh Gia và huyện Quảng Xương ; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 7: các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa và thị xã Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn; bầu 4 đại biểu

19. Tỉnh Nghệ Tĩnh: 9 đơn vị bầu cử; bầu 27 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Quế Phong, Quỳ châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ và Nghĩa Đàn; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: huyện Quỳnh Lưu và huyện Yên Thành; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: huyện Diễn Châu và huyện Nghi Lộc; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương và Anh Sơn; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 5: các huyện Thanh Chương, Đô Lương và Nam Đàn; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 6: các huyện Hưng Nguyên, Nghi Xuân và thành phố Vinh; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 7: các huyện Can Lộc, Đức Thọ và Hương Sơn; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 8: huyện Thạch Hà và huyện Hương Khê; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 9: các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Hà Tĩnh; bầu 3 đại biểu.

20. Tỉnh Bình Trị Thiên: 6 đơn vị bầu cử; bầu 19 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Trạch; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Bố Trạch, Lệ Ninh và thị xã Đồng Hới; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Bến Hải, Hương Hóa, A Lưới và thị xã Đông Hà; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: huyện Triệu Hải và huyện Hương Điền; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 5: thành phố Huế; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 6: huyện Hương Phú và huyện Phú Lộc; bầu 3 đại biểu.

21. Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng: 5 đơn vị bầu cử; bầu 15 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: Thành Phố Đà Nẵng và huyện Hoàng Sa; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Hòa Vang, Đại Lộc, Hiên, Giàng và Phước Sơn; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên và thị xã Hội An; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức và Thăng Bình; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 5: các huyện Núi Thành, Tiên Phước, Trà My và thị xã Tam Kỳ; bầu 3 đại biểu.

22. Tỉnh Nghĩa Bình: 6 đơn vị bầu cử; bầu 18 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Tuy Phước, Vân Canh và thành phố Quy Nhơn; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện An Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và Phù Cát; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão và Hoài Nhơn; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: các huyện Đức Phổ, Ba Tơ và Mộ Đức; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 5: các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Hà và thị xã Quảng Ngãi; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 6: các huyện Sơn Tịnh, Trà Bồng và Bình Sơn; bầu 3 đại biểu.

23. Tỉnh Phú Khánh: 4 đơn vị bầu cử; bầu 11 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Đồng Xuân, Tuy An và Sông Cau; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Tuy Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa và thị xã Tuy Hòa; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa và thành phố Nha Trang; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: các huyện Diên Khánh, Cam Ranh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và Trường Sa; bầu 3 đại biểu.

24. Tỉnh Thuận Hải: 3 đơn vị bầu cử; bầu 9 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Phú Quý; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và thị xã Phan Thiết; bầu 3 đại biểu.

25. Tỉnh Gia Lai - Kon Tum: 2 đơn vị bầu cử; bầu 6 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Đắc Lây, Sa Thầy, Kon Plông, Đắc Tô, Chư Par, Chư Prông, Măng Yang và thị xã Kon Tum; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Kbang, An Khê, Krông Pa, Ayun Pa, Chư Xê và thị xã Plêiku; bầu 3 đại biểu.

26. Tỉnh Đắc Lắc: 2 đơn vị bầu cử; bầu 5 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Đắk rlấp, Đắk Nông, Đắk Min, Easúp, Cư Mga, Krông Ana, Krông Nô và thị xã Buôn Mê Thuật; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Krông Pách, Eaka, Mđrắk, Krông Bông, Lắk, Ea H`leo, Krông Puk và Krông Năng; bầu 2 đại biểu.

27. Tỉnh Lâm Đồng: 1 đơn vị bầu cử; bầu 4 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.

28. Tỉnh Sông Bé: 2 đơn vị bầu cử; bầu 6 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Phước Long, Đông Phú, Tân Uyên, và Thuận An; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Lộc Ninh, Bình Long, Bến Cát và thị xã Thủ Dầu Một; bầu 3 đại biểu.

29. Tỉnh Tây Ninh: 2 đơn vị bầu cử; bầu 6 đại biểu.

- Đơn vị 1: các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu và Dương Minh Châu; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Hòa Thành, Châu Thành, Tân Biên và thị xã Tây Ninh; bầu 3 đại biểu.

30. Tỉnh Đồng Nai: 4 đơn vị bầu cử; bầu 13 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: thành phố Biên Hòa và thị xã Vĩnh An; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: huyện Thống Nhất và huyện Long thành; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: huyện Xuân Lộc và huyện Tân Phú; bầu 4 đại biểu.

31. Tỉnh Long An: 3 đơn vị bầu cử; bầu 8 đại biểu.

- Đơn vị 1: các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và Thủ Thừa; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Vàm Cỏ, Cần Đước và Cần Giuộc; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và thị xã Tân An; bầu 2 đại biểu.

32. Tỉnh Đồng Tháp: 3 đơn vị bầu cử; bầu 10 đại biểu.

- Đơn vị 1: các huyện Hồng Ngự,Tam Nông và Tháp Mười; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Cao Lãnh, Thanh Bình và thị xã Cao Lãnh; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Châu Thành, Thạnh Hưng và thị xã Sa Đéc; bầu 4 đại biểu.

33. Tỉnh An Giang: 6 đơn vị bầu cử; bầu 14 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: huyện Thoại Sơn và thị xã Long Xuyên; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: huyện Châu Thành và huyện Châu Phú; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và thị xã Châu Đốc; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 4: huyện Phú Châu; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 5: huyện Phú Tân; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 6: huyện Chợ Mới; bầu 2 đại biểu.

34. Tỉnh Tiền Giang: 4 đơn vị bầu cử; bầu 11 đại biểu.

- Đơn vị 1: huyện Cái Bè; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 2: huyện Cai Lậy; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 3: huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông; bầu 4 đại biểu.

35. Tỉnh Bến Tre: 3 đơn vị bầu cử; bầu 9 đại biểu.

- Đơn vị 1: các huyện Mỏ Cầy, Thạnh Phú và Chợ Lách; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Châu Thành, Bình Đại và thị xã Bến Tre; bầu 3 đại biểu.

36. Tỉnh Cửu Long: 4 đơn vị bầu cử; bầu 13 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Long Hồ, Bình Minh và thị xã Vĩnh Long; bầu 4 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Tam Bình, Trà Ôn và Vũng Liêm; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần và Trà Cú; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 4: các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Trà Vinh; bầu 3 đại biểu.

37. Tỉnh Hậu Giang: 8 đơn vị bầu cử; bầu 19 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: Thành phố Cần Thơ; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 2: huyện Thốt Nốt; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 3: huyện Ô Môn; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 4: huyện Châu Thành và huyện Phụng Hiệp; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 5: các huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị và thị xã Sóc Trăng; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 6: huyện Long Mỹ và huyện Vị Thanh; bầu 2 đại biểu.

- Đơn vị 7: huyện Long Phú và huyện Kế Sách; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 8: huyện Mỹ Xuyên và huyện Vĩnh Châu; bầu 2 đại biểu.

38. Tỉnh Kiên Giang: 3 đơn vị bầu cử; bầu 8 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Châu Thành, Giồng Riềng và Tân Hiệp; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện An Minh, An Biên, Vĩnh thuận và Gò Quao; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Hải, Hòn Đất và thị xã Rạch Giá; bầu 2 đại biểu.

39. Tỉnh Minh Hải: 3 đơn vị bầu cử; bầu 10 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.

- Đơn vị 1: các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai và thị xã Bạc Liêu; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 2: các huyện Thới Bình, U Minh và thị xã Cà Mau; bầu 3 đại biểu.

- Đơn vị 3: các huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi và Ngọc Hiển; bầu 4 đại biểu.

40. Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo: 1 đơn vị bầu cử; bầu 2 đại biểu.

 

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".