Nghị quyết số 139 NQ/HĐNN7

Nghị quyết số 139 NQ/HĐNN7 về việc bổ nhiệm Đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại một số nước  (1982) 
của Hội đồng Nhà nước Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 1982.

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng;

QUYẾT NGHỊ:

Bổ nhiệm:

1. Đồng chí Hoàng Bích Sơn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc, thay đồng chí Hà Văn Lâu về nước nhận nhiệm vụ mới.

2. Đồng chí Vũ Song, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Áchentina.

3. Đồng chí Nguyễn Minh Phương, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Mêhicô, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Panama, Cộng hòa Côxta Rica, Cộng hòa Côlômbia.

4. Đồng chí Trần Quang Cơ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Thái Lan.

5. Đồng chí Lê Tân, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Angiêri, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Tuynidi, Cộng hòa Xarauy Dân chủ.

6. Đồng chí Hoàng Trọng Nhu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa nhân dân Bungari, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

7. Đồng chí Hồ Tư Trực, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa nhân dân Ănggôla, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Ghinê Xích đạo, Cộng hòa Xaotômê và Pranhxipê.

8. Đồng chí Lê Thanh Tâm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Ảrập Xiri, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Síp, Cộng hòa Libăng.

9. Đồng chí Phan Thị Minh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Italia, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Manta, Cộng hòa Bồ Đào Nha.

10. Đồng chí Nguyễn Can, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Malaixia.

11. Đồng chí Phan Mạnh Diễm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Bănglađét và Vương quốc Nêpan.

12. Đồng chí Đặng San, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Giamahiriia Arập Libi Nhân dân xã hội chủ nghĩa, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Môritani.

13. Đồng chí Đặng Nghiêm Bái, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Canađa.

14. Đồng chí Lã Kình, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa nhân dân cách mạng Ghinê, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Ghinê Bítxao, Cộng hòa Cáp Ve, Cộng hòa Mali.

15. Đồng chí Nguyễn Tư Huyên, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Arập Aicập, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Arập Yêmen.

16. Đồng chí Phạm Như Sâm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ôxtrâylia, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Niudilân.

17. Đồng chí Nguyễn Thương, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Giơnevơ.

18. Đồng chí Nguyễn Quang Tạo, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Ấn Độ, nay kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri Lanka.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".