9. — Lễ phép với người lạ.

Đối với người không quen biết, ta phải cử-chỉ cho khiêm tốn, đi đứng cho khoan-thai, nói-năng cho ôn-hòa, nghĩa là cái gì cũng phải giữ cho có lễ phép. Lễ phép không mất tiền mua, mà lại làm cho người ta mến chuộng.

Tiểu dẫn.Cậu bé tử-tế.

Hôm qua, lúc cậu Ba đang đứng chơi ở trước cổng[1], có một người lạ mặt đến hỏi rằng: « Em có biết nhà ông lý đương ở đâu thì em chỉ giúp. Cậu Ba đáp: Thưa ông, ông cứ đi thẳng
« .... có phải là để lấy công với ông đâu ».
đến chỗ đầu ngõ, thì rẽ sang bên tay mặt, đi một quãng nữa, đến cái nhà, ngoài có tường đất, có sân rộng, lát[2] gạch, là nhà ông lý đấy[3]. » Người kia nghe nói, ra dáng ngần-ngại, thì cậu Ba nói rằng: « Hay để tôi xin đưa ông đi. » Rồi cậu đi trước, đưa người kia đến tận nhà ông lý. Người kia cám ơn cậu và muốn cho cậu mấy xu. Nhưng cậu từ chối, nói rằng: « Thưa ông, đó là tôi muốn giúp ông cho được việc, chứ có phải là để lấy công với ông đâu. »

Giải nghĩa.Khiêm tốn = nhún-nhường. — Lý đương = lý trưởng đương làm việc.

Câu hỏi. — Có người hỏi gì cậu Ba? — Cậu Ba đáp thế nào? — Sau cậu làm gì? — Người kia cho xu, thì cậu từ chối, nói thế nào?

Cách-ngôn.Ta phải giữ lễ phép với người lạ.

  1. cửa ngõ
  2. lót
  3. đó