29. — Can-đảm[1].

Can-đảm[1] không phải là chỉ để làm việc khó-khăn hiểm-nghèo mà thôi. Giữ cách ăn chơi cho có điều-độ, không lười-biếng, không xa-xỉ, chịu sự nghèo khổ, đau-đớn, đều phải có can-đảm mới được.

Tiểu dẫn.Một đứa bé có can-đảm.

Anh Lê, tuy còn ít tuổi, mà đã có can-đảm[1] như người lớn.
« Con không đau ».
Tháng trước, anh đau nhọt, phải vào nhà thương, thầy thuốc mổ nhọt, nặn máu ra, anh đau lắm; thế mà chỉ xít-xa thôi, chứ không kêu khóc ầm-ỹ như những người khác.

Trời rét[2] như cắt ruột, anh em thì áo mền, áo kép[3], anh thì chỉ một manh áo vải. Tuy vậy anh cũng không ân-hận rằng phận nghèo phải chịu rét mà cũng không phàn-nàn với ai.

Hôm nọ ở nhà, anh đang đi ngoài sân, vấp ngã sưng cả trán. Cha anh trông thấy, sợ, kêu lên. Thế mà anh thì điềm-nhiên như không, nói rằng: « Con không đau », rồi lại vui-vẻ như thường, để cho cha khỏi sợ.

Giải nghĩa.Ân-hận = không bằng lòng. — Điềm-nhiên = không đổi sắc mặt.

Câu hỏi. — Anh Lê tại sao phải vào nhà thương? — Thầy thuốc mổ nhọt cho anh, anh làm gì? — Trời rét, anh ăn mặc làm sao? — Tại sao anh không phàn-nàn? — Anh ngã ở đâu? — Cha anh làm gì? — Anh đứng dậy nói gì?

Cách-ngôn.Đã sinh ra kiếp đàn ông,

Đèo cao, núi thẳm, sông cùng quản chi.
  1. a ă â đởm
  2. lạnh
  3. lót