Luân lý giáo khoa thư - Lớp Dự bị/27
27. — Tính hung-tợn.
Người hung-tợn thì làm gì cũng không nghĩ trước nghĩ sau, cứ để cái lòng nóng-nảy một lúc, nó sai khiến, nên nhiều khi làm điều không phải lẽ, đến sau dầu có hối lại cũng không kịp. Ta không nên hung-tợn.
Tiểu dẫn. — Chuyện ông hoàng Hung.
Một ông hoàng hay có tính hung-tợn. Một hôm, gặp một bà
Hoàng Hung nói chuyện với tiên.
tiên cho một cái chén ngọc, và
bảo rằng: « Khi nào sắp đến cơn
nóng-nảy, thì lấy chén này, múc
đầy nước, uống làm ba bận, thì
tức khỏi.» Ông hoàng Hung theo
y như lời dặn, thì thấy phép
ấy công-hiệu lắm. Đến sau, lại
được gặp bà tiên, ông nói rằng:
« Phép bà dạy cho tôi, thật là
thần-hiệu; tôi nhờ phép ấy mà
nay đã khỏi được tính hung-tợn.» Bà tiên nói rằng: « Cái
chén ấy không có phép gì lạ đâu.
Sở dĩ ông khỏi được tính hung-tợn, là vì khi sắp có cơn giận,
mà ông đi múc nước vào chén,
ông lại uống nước làm ba bận,
thì cơn giận của ông đã nguôi
đi rồi, không còn đủ sức mạnh
mà khiến được ông nữa. »
Giải nghĩa. — Hồi = ân hận vì mình đã làm điều không phải.
Câu hỏi. — Ông hoang Hung hay có tính gì? — Bà tièn cho ông gì và dặn làm sao? — Khi ông gặp bà tiên lần thứ hai, thì ông nói gì? — Bà tiên đáp lại làm sao?
Cách-ngôn. — Ta nên tránh xa những người hung-tợn.