21. — Nết xấu.

Đứa trẻ ương-[1]ngạnh gàn-dở[2] (trái chứng), hay hờn giận, hay vị kỷ, cất miệng nói thì càu-nhàu[3] (cảu rảu), nét[4] mặt thì lúc nào cũng ủ-dột, hay cau-quó, là đứa trẻ có nết xấu. Có nết xấu thì không ai ưa, mà lại khổ thân.

Tiểu dẫn.Đứa bé khó tính.

Thằng Dần lúc nào cũng càu nhàu[3] khó chịu, hình như không bằng lòng cái gì bao giờ cả.


Xấu nét thì không ai ưa.

Trời mưa, nó kêu, vì không thả được diều. Trời nắng, nó cũng kêu, vì làm cho chói mắt. Mùa hè, nó kêu là nực quá, chỉ muốn rét (lạnh); mùa rét, nó lại kêu là rét quá, chỉ muốn nực.

Bữa ăn, thì nó kêu thứ này mặn quá, thứ nọ nhạt (lạt) quá, thứ kia vô vị.

Đi học, thì nó kêu thầy giáo nghiêm-khắc quá, hay quở, hay phạt; chúng bạn độc-ác thâm-thiểm, không muốn chơi với nó.

Nghe Dần nói mà thương. Nhưng có biết đâu chỉ vì nó xấu nết, mà anh em và mọi người không ai ưa được.

Giải nghĩa.Vị kỷ = chỉ biết có một minh mình.

Câu hỏi. — Dần thấy trời mưa, trời nắng, mùa nực, mùa rét, thì kêu làm sao? — Lúc ăn cơm, Dần kêu những gì? — Lúc đi học, Dần kêu thầy giáo và chúng bạn thế nào? — Tại làm sao không ai muốn chơi với Dần?

Cách-ngôn.Chẳng nên ủ mặt, chau mày,

Như xui những nỗi đắng cay trong lòng.
  1. cường
  2. trái tánh
  3. a ă quạu-quọ
  4. dáng