Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài
Nguyên văn chữ Hán | Phiên âm Hán Việt | Dịch nghĩa |
---|---|---|
梁朝昭明太子分經處 |
Lương triều Chiêu Minh thái tử phân kinh xứ |
Nơi Chiêu Minh thái tử triều Lương chia kinh |
Chú thích
- ▲ Kim Cương, Pháp Hoa: tên hai bộ kinh Phật
- ▲ Một nhà cha con (cùng không hiểu Pháp). Lương Vũ Đế 梁武帝, năm Phổ thông thứ 8, sai sứ đi thỉnh Bồ Đề Đạt Ma 菩提達摩 về thành đô là Kim Lăng. Đế hỏi: "Trẫm lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?". Sư Đạt Ma đáp: "Đều không công đức. Tại sao không có công đức?. Bởi vì những việc vua làm là hữu lậu chỉ có những quả nhỏ trong vòng Nhân, Thiên, như ảnh tùy hình, tuy có, nhưng không phải thật. Vậy công đức chân thật là gì?. Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được". Sau câu chuyện đối đáp này, Sư biết tâm vua không khế hợp được với pháp mình, bỏ đi
- ▲ Bạch mã, Sở lâm: hai câu này nói về tích Hầu Cảnh trước là tướng Đông Ngụy, sau hàng Lương rồi lại phản Lương, cưỡi ngựa trắng qua sông Trường Giang đánh Lương Vũ đế. Khi Hầu Cảnh hàng Lương, Đông Ngụy đưa tờ hịch cho Lương, có câu: "Sợ nước Sở mất vượn, họa lây đến cây rừng, cửa thành cháy, vạ lây đến cá dưới ao"
- ▲ Chỉ Phật Tổ
- ▲ Hằng Hà là một con sông ở Ấn Độ, hai bờ toàn cát. Hằng Hà sa số: nhiều như cát sông Hằng, câu này sau trở thành một thành ngữ
- ▲ Bài kệ của Lục tổ Huệ Năng 六祖慧能: "Bồ đề bản vô thụ, Minh kính diệc phi đài, Bản lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai?" 菩提本無樹, 明鏡亦非臺。 本來無一物, 何處惹塵埃 (Bồ đề vốn không cây, Gương sáng chẳng phải đài, Xưa nay không một vật, Bụi bặm bám vào đâu?)
- ▲ Vô tự kinh: kinh không chép bằng chữ. Ý nói đạo ở tâm chứ không phải ở kinh kệ