Kê thị trung từ - 嵇侍中祠
của Nguyễn Du

Kệ thị trung: tức Kê Thiệu 嵇紹 (253-304), con Kê Khang 嵇康, làm chức thị trung đời Tấn Huệ Đế 晉惠帝 (290-306). Khi Huệ Đế bị giặc đuổi, tên bắn như mưa, Kê Thiệu lấy thân che cho vua, chết, máu phun vào cả áo vua.

Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt

古廟松篁一帶幽
清風猶似竹林秋
廣陵調絕餘聲響
正氣歌成立懦夫
亙古未乾流血地
奇忠能破問蟆愚
可憐江左多名士
空對江山泣楚囚

Cổ miếu tùng hoàng nhất đái u
Thanh phong do tự Trúc Lâm[1] thu
Quảng Lăng điệu[2] tuyệt dư thanh hưởng
Chính khí ca[3] thành lập nọa phu
Cắng cổ vị can lưu huyết địa
Kỳ trung năng phá vấn ma ngu[4]
Khả liên Giang tả[5] đa danh sĩ
Không đối giang san khấp Sở tù[6]

   




Chú thích

  1. Chỉ Trúc Lâm thất hiền 竹林七賢 (bảy người hiền ở Rừng Trúc, trong đó có Kê Khang, cha Kê Thiệu). Câu này ý nói con giống khí tiết cha
  2. Tên một điệu đàn của Kê Khang 嵇康 (233-262). Ý nói Kê Khang tuy đã mất, nhưng con còn noi theo khí tiết của ông như điệu đàn Quảng Lăng 廣陵 đã dứt nhưng vẫn còn âm hưởng. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có câu: "Kê Khang này khúc Quảng Lăng"
  3. Bài ca của Văn Thiên Tường 文天祥 (1236-1282) đời Nam Tống 南宋. Trong đó có câu: "Vi Kê thị trung huyết" 爲嵇侍中血 nghĩa là làm giọt máu của ông thị trung họ Kê (liều chết bảo vệ vua)
  4. Cái ngu của người hỏi chuyện ễnh ương. Chỉ Tấn Huệ Đế 晉惠帝 nghe ễnh ương kêu thì hỏi: "Ễnh ương kêu có ý vì công hay vì tư?". Tuy ngu như vậy, nhưng khi người hầu xin rửa vết máu ở áo thì Huệ Đế bảo chớ rửa, cứ giữ lấy để nhớ Kê thị trung
  5. Vùng hạ lưu sông Trường Giang 長江, cũng gọi là Giang Đông 江東. Lúc bấy giờ, nhà Tấn 晉 bị Ngũ Hồ 五胡 lấy Trung Nguyên 中原, phải chạy xuống Giang Đông
  6. Tù binh người nước Sở. Sách Thế tuyết tân ngữ nói: những người Tấn thất bại qua sông, mỗi lần tiết đẹp thì họp nhau ở Tân Đình, chè chén và nhìn nhau khóc. Vương Đạo mặt biến sắc bùi ngùi nói: "Ta phải hết sức giúp nhà vua lấy lại nước cũ, sao lại bắt chước bọn tù binh nước Sở cứ nhìn nhau mà khóc?"