Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ sáu

HỒI THỨ SÁU

Đức Nguyển-Ánh giã dạng thám binh cơ.

Nguyễn-huỳnh-Đức ra tay trừ đãng nghịch.


Đây xin nhắc lại khi Nguyển-Huệ là em của Nguyển-Nhạc đem binh rược theo đức Nguyển-Ánh đến Càmau, và truy tầm tứ hướng mà bắt không đặng; kế nghe đức Nguyển-Ánh đã cởi thuyền vượt biển, trốn qua xứ khác lánh thân, thì chắc rằng: ngài đã thế yếu sức cùng, không còn dám léo hánh xứ nầy mà làm gì nửa đặng, liền đem binh trỡ về hiệp với anh là Nguyển Nhạc, rồi để Tổng-đốc-Châu với một tên Hổ-tướng Hản và Tư-khấu-Oai, ở lại trấn thủ Saigon, còn các trấn khác thì sắp đặt quan binh gìn giử, rồi hai anh em kéo nhau trở về Qui-nhơn là chổ kinh-đô của Nguyển-Nhạc mới kinh dinh sáng tạo.

Lúc bấy giờ Đổ-thanh-Nhơn[1] là một viên kiện tướng của đức Nguyển-Ánh, có lập một đạo binh hơn ba ngàn, kêu là quân Đông-sơn, chủ ý để đối với quân Tây-sơn của Nguyển-Nhạc.

Khi đức Nguyển-Ánh chạy ra cù lao Thổ-châu tỵ nạn, thì Đổ-thanh-Nhơn ỡ lại, rồi trở ra Bình-thuận mộ thêm binh sĩ, và tích thảo đồn lương, đặng chờ ngày khỡi chiến cùng quân Tây-sơn một trận.

Xãy nghe anh em Nguyển-Nhạc xuống thuyền trở về Qui-nhơn, liền kéo binh tấn vô và hiệp với các tướng đức Nguyển-Ánh là Nguyển-văn-Hoằng, Tống phước-Khuôn, và Tống-phước-Lương, mà chấn chỉnh binh thế.

Còn Châu-văn-Tiếp với Lê-văn-Quân cũng lo quần tụ các đạo binh nghỉa dỏng ở nơi Ba giống, về hạt Mỷtho. Rồi ngày đêm tập luyện quân sỉ, và sắm sữa khí giới chiến thuyền, đặng chờ ngày thâu phục Saigon và các xứ trong Nam-kỳ nầy lại.

Bửa nọ đức Nguyển-Ánh đương ở tại cù lao Thổ-châu nghe tin anh em Nguyển-Nhạc và Nguyển-Huệ trỡ về Qui-nhơn, thì hội chư tướng lại mà nói rằng:

Nay ta muốn trở vào Cần-thơ đặng do thám binh tình quân giặc thể nào, và sắp đặt tướng sỉ các nơi cho sẵn sàng, ngỏ hầu thừa dịp nầy mà diệt trừ kẽ nghịch.

Các tướng nghe nói thì cang rằng: Điện-hạ là một người thân trọng ngàn vàng, không nên vào chổ hiễm nguy hổ huyệt, nếu quân giặc tri tình, ắc đem binh tập nả, xin Điện hả chẳng nên khinh suất ra đi, vì quân giặc còn đương dọ thăm tìm kiếm Điện-hạ.

Đức Nguyễn-Ánh mỉn cười và đáp rằng:

Nếu muốn lo một sự nghiệp vỉ đại anh hùng, thì phải ra sức mông trần mạo hiễm[2] mới được.

Vậy Nguyễn-huỳnh-Đức và Nguyễn-hữu-Thoại hãy đi với ta, không sao phòng ngại; nói rồi liền truyền cho quân nhơn sắm sữa một chiếc thuyền, rồi ba chúa tôi giã dạng thường nhơn và kéo nhau xuống thuyền vượt biễn, chạy vào Rạch-giá.

Khi lên tới Cần-thơ, Đức Nguyển-Ánh bèn sai Nguyển-hửu-Thoại đi thông tin cho Châu-văn-Tiếp hay, và chiêu mộ các đạo binh nghỉa-dỏng trong các xứ, còn ngài với Nguyển-huỳnh-Đức ghé vào khách quán uống trà, đặng thăm nghe tin tức quân giặc luôn thể.

Xảy thấy một người cao lớn vậm vỡ, đầu đội một cái nón ngựa, hai quai thắc bằng lụa xanh, bỏ xuống lòng thòng trước ngực, trong mình mặc một cái áo chẹt cổ giữa, ngoài choàn một cái áo quàng đông màu đen, trán nổi mấy đường gân lăng nhăn, râu rìa mọc ra hai bên lún phún, bộ tướng hung hăn, xem ra như một đứa vỏ-phu cường-bạo, đi với năm sáu tên bộ hạ, ngoài cửa bước vô, lại ngồi nơi bàn gần bên Đức Nguyển-Ánh, và Nguyển-huỳnh-Đức.

Người nói trên đây là một tên đầu dọc trong bọn côn đồ, quần tụ nơi chốn thảo mảng sơn lâm, ỷ thế nghinh ngang, cứ việc cướp làng phá xóm, hể ghét ai thì kiếm chuyện đâm trâu thuốc chó, oán ai thì sanh sự đoạt của đốt nhà, vì vậy trong xứ đó không ai dám làm chi hắn đặng.

Khi chúng nó ráp lại ngồi nơi bàn rồi kêu chú quán bảo đem rượu thịt ăn uống chuyện trò.

Còn Đức Nguyễn-Ánh với Nguyễn-huỳnh-Đức ngồi trong lẳng lặng hàm thinh, đễ lóng tai nghe chuyện.

Bổng nghe một người trong bọn ấy nói rằng:

— Đại-ca, có nghe nói hai anh em Nguyển-Nhạc đã trở về Qui-Nhơn rồi không?

Tên đầu đãng nghe hõi thì nói rằng:

— Ừ, anh em Nguyển-Nhạc đã bắt vua Duệ-Tôn mà giết rồi, trong nầy bây giờ còn ai dám rục rịch đều chi, nên anh em họ trở về Qui-Nhơn, các xứ đả yên rồi, có gì mà lo nửa.

Một người kia nói rằng:

— Hảy còn bọn Nguyển-Ánh bắt chưa đặng, đại ca quên sao?

Tên đầu đãng bưng ly rượu ực một hơi, rồi cười hã hã mà nói rằng:

— Bọn Nguyển-Ánh đả trốn mất rồi còn gì mà nói;

Đức Nguyển-Anh ngồi phía trong nghe nói, thì lấy mắt nháy Nguyển-huỳnh-Đức một cái, dường như bảo Huỳnh-Đức lẵng lặng mà nghe, kế một tên kia ngó tên đầu đãng mà nói rằng:

— Đại ca nói vậy, chớ tôi nghe nói bọn Nguyển-Ánh cũng còn nhiều phe đãng, tảng lạc các nơi, nếu Nguyển-Nhạc không để ý đề phòng, thì e cho bọn Nguyển-Ánh có ngày sẽ đem binh trỡ về mà phục lại.

Tên đầu đãng bưng ly rượu uống một hơi nữa rồi nói vính cướng rằng:

Mốc xì, Nguyển-Ánh là bọn con nít, miệng còn hơi sữa lo trốn cho khõi chết là may, chớ tài gì chống cự với anh em Nguyển-Nhạc cho nổi.

Nguyển-huỳnh-Đức nghe nói, thì hơi giận tràn hông, phừng phừng sắc mặt, rồi ngó tên ấy lườm lườm mà nói rằng:

— Tên kia, mi là một đứa lục lâm thảo giá, biết chi đến việc quốc sự mà dám nghị luận chuyện thành bại của các đấng anh hùng?

Tên kia, đương ăn ăn uống uống, nói nói cười cười, thình lình nghe Nguyển-huỳnh-Đức kêu và nói mấy lời như lữa đốt vào gan, cây phan vào óc, liền đứng dậy xốc tới trước mặt Huỳnh-Đức mà nói cách xẳng xớm rằng:

— Mầy là thằng quái nào mà dám lớn lối khi thị tới tao, mầy gặp tay tao thì phần số mầy phãi hết; nói rồi giang tay nhắm ngày mặt Huỳnh-Đức đánh tới một cái rất mạnh.

Huỳnh Đức liền né qua lẹ như nháy mắt, làm cho tên ấy đánh xuống hụt tay không trúng, rồi đứng cách tề chỉnh mà nói với tên ấy rằng:

— Mi đánh vậy dỡ quá không trúng ta đâu, ta cho mi đánh một cái nữa đi, mà mi ráng đánh sao cho trúng ta, thì mi mới giỏi.

Tên cường bạo đánh trật một cái, đã giận đỏ mặt tía tai, lại nghe Huỳnh-Đức nói khích đố thêm, thì càng tím ruột bầm gan, liền chuyển hết khí lực bình sanh, bao nhiêu gân cốt trong mình nỗi lên, quyết đánh Huỳnh-Đức một cái cho tiêu hồn tuyệt mạng.

Tức thì lên tay nhắm ngay bàng tan đánh ngang một cái rất mạnh.

Huỳnh-Đức liền thụt đầu xuống lẹ làn, rồi day bắt cánh tay tên ấy, vặn trái ra sau, nghe kêu cái rắc, và đánh luôn một thoi vào hông, tên ấy la lên một tiếng châu ôi, thì té nhào xuống đất cái thịch.

Mấy tên kia thấy vậy liền nhảy lại tiếp đánh nhầu Huỳnh-Đức, nhưng Huỳnh-Đức sắc mặt tề chỉnh như thường, và đánh luôn cả mấy đứa kia, đứa thì xách ghế, đứa thì rinh bàn, quyết giết chết Huỳnh-Đưc mà báo thù cái nhục ấy cho chủ.

Huỳnh-Đức bèn nổi trận lôi đình, bắt ghế quăng ra, hươi quyền đánh lại, đánh một hồi, chúng nó rạp hết, đứa thì bị lọi cẳng u đầu, đứa thì sếu hàm sặc máu, rồi cã thảy bò càn dưới đất năn nỉ xin dung.

Huỳnh-Đức thấy vậy nhơn tay và nghiêm sắc mặt mà nói rằng.

Quân bây là một lủ hèn mạt tiểu nhơn, đánh bây thêm nhơ tay, song bây phải bỏ thói ngang tàn bằng không thì quân bây chẵng còn tánh mạng.

Nguyên Nguyển-huỳnh-Đức[3] là một người vỏ nghệ cao cường, mà lại khí lực mạnh mẽ, biết nhiều miếng côn quyền độc thũ, nên cứ mấy chổ nghiệt đánh vô, tức thì liệc cốt bại gân, dẫu cho mạnh dạng thế nào, cũng phải nhào liền xuống đất, không thế gì vùng vẫy dậy đặng.

Tên đầu đãng bọn ấy, bị Huỳnh-Đức vặn trái cánh tay ra sau lưng, đau đớn vô cùng, ngồi dưới đất vừa rên vừa nói:

— Thuở nay ta đánh chúng như đánh con, trong xứ nầy ai ai cũng sợ ta như sợ cọp, chẵng dè ngày nay bị tay độc thủ nầy làm cho bọn ta phải nhục nhơ xấu hổ.

Huỳnh-Đức bước tới trước mặt tên ấy nghiêm nghị mà nói rằng:

Thằng khốn nạn kia, ta nói cho mi biết: ta nhơn tay cho mi, nếu ta dùng miếng độc thủ, thì bây giờ bọn mi không còn ngồi đây mà thấy cỏi dương giang nầy đặng.

Đức Nguyển-Ánh thấy vậy liền bước lại vỗ vai Nguyển-huỳnh-Đức một cái và nói rằng:

Ta khen cho hiền khanh vỏ dõng hơn người, côn quyền đủ sức, nhưng chúng ta là người trượng phu quân tử, phải lấy lòng đại độ mà dung thứ cho đứa đệ tiện tiểu nhơn, hiền khanh lấy một oai quyền mạnh mẽ mà trừng trị chúng nó đủ rồi, vậy thì chúng ta phải sắp sửa đăng trình, không cần gì luận biện hơn thua với bọn vỏ phu cường bạo.

Nguyễn-huỳnh-Đức nói: trong thế gian nầy thường thường, những bọn gà sành chó đất, vô loại côn đồ, đồ đó là đồ đả ăn quen cái thói đánh phách trong óc chúng nó thuở nay, thì phải dụng quyền lực mà trị nó mới kiên, chớ lấy nhơn nghĩa phải chăng mà nói, chúng nó không kể.

Kế đó Đức Nguyễn-Ánh bảo Huỳnh-Đức trả tiền cho chủ tiệm rồi hai người dắc nhau ra đi, còn bọn nó ở đó rên la, đứa thì quẹo tay, đứa thì lọi cẵng, rồi lần lần cũng kéo nhau đi hết.

Tên khách lật đật chạy lại cóm róm nói với tên đầu đãng rằng:

— Cậu ôi! mấy cậu đánh lộn, đập bể đồ hết, hóa nghèo không tiền mua lại, cậu làm ơn cho hóa tiền, đặng hóa mua đồ khác, hóa bán.

Tên đầu đãng nghe nói liền trợn mắt tròn vo như hai cục đạn, và nói lớn rằng:

— Mi đòi tiền tao à, tao cho mi cái cùi tay của tao đây nè, chớ không tiền gì hết, nói rồi đưa cùi tay trên mặt chú khách một cái, chú khách hoản kinh ngã ngửa ra, rồi lấy tay rờ rờ sống mũi coi có chãy máu không? và cười xì xà mà nói rằng:

— Cậu cho hóa chút đĩnh không hà gì, đặng hóa mua đồ, kẻo mấy cậu đập bể hết trọi.

Tên đầu đãng ngó nghinh một cái rồi nói:

— Mi còn nói nữa, tao cho một mũi lữa lên đây, cháy tiêu hết cái tiệm mi, thì mi phải về Tàu ăn cháo; nói rồi kéo nhau đi mất.

Tội nghiệp cho tên khách điếm nầy, sớm mai vừa mới mở hàng đầu tay, rủi gặp một trận giặc con, làm cho bàn ghế ngã lăng, đồ ăn vật uống đổ ra lai láng, nào là chén dĩa, nào là nhạo ly, nào ạp-mì, nào xiếu-mại, đều bể ngớu như tương, văng ra trắng giã dưới đất, mà bọn nó không trả một đồng, lại còn chữi thề là khác nửa.

Lúc bấy giờ vợ tên khách đi chợ về, thấy đồ đạt tang hoang, ghế bàn đổ bể hết cả, không biết cớ gì, ngó lại thấy chú khách đương ngồi khoanh tay xo rỏ trên ghế, cứ chắc lưởi, lắc đầu, mặt mày nhăn nhó, xem ra không bằng hai ngón tay tréo, thì hỏi rằng:

— Làm sao đồ đạt bể hết như vậy?

Tên khách nghe vợ hỏi thì há một tiếng rồi nói:

— Mấy người đến ăn rồi lánh lộn chớ gì.

— Đánh lộn đập bể đồ hết mà lứ không bắt thường người ta sao?

— Há, Hóa không bắt thường, mà mấy thằng đó còn chửi hóa, nếu hóa bắt thường, nó lánh hóa chết, bây giờ hóa không còn sống mà ăn câm.

Người vợ thấy chú khách nói vậy, thì để rồ đồ ăn uống đất cái thịch, rồi hứ một cái mà nói rằng:

— Lứ cứ lo ăn cơm, ăn cơm hoài, Lứ dại quá, lứ sợ nó đánh chết lứ sao?

— Há, làm sao khổng sợ, con chó còn muốn sống ăn cất, làm sao hóa không muốn sống ăn câm, nó dữ quá, bây giờ nó đập bễ đồ đạt chén dĩa không hà gì, nếu chọc nó giận, nó đốt hết tiệm đi, chừng đó hóa với lứ phải ở truồng, không còn một cái quần mà bận làm sao không sợ.

Người vợ nghe nói thì dững dưng một hồi, rồi day ngó lại chổ đồ trầu, thì la lên rằng:

— Trời ôi! lứ để người ta đánh lộn làm cho ông bình vôi của hóa bễ miệng rồi còn gì?

Chú khách nghe vợ nói liền liếc cặp mắt trắng vờ ngó một cái rồi lấy tay chỉ trên bàn thờ và nói:

— Há, léo mẹ, lứ, lứ không thấy trên bàn thờ kia à, ông Bổn của hóa còn phải nhào đầu; ông bình vôi cũa lứ làm sao không bễ miệng?


   




Chú thích

  1. Đổ-thanh-Nhơn quê quán ở Thanh-hóa, khi Tây-sơn dấy loạn, Đổ-thanh Nhơn phò chúa Nguyễn vua Duệ-Tôn vào Gia-đinh, sau Duệ Tôn bị Tây sơn giết chết, Đổ thanh Nhơn đầu đức Nguyễn Ánh, lập đạo binh gọi là Đông-sơn, theo lời của Aubaret nói trong Description de Gia đinh, thì đạo binh Đông sơn nầy đều dùng trường thương, và mặc y phục vằn vện như cọp.
  2. Mông trân mạo hiễm, là phải chịu trần ai khỗ sở mà vào cho nguy hiem.
  3. Nguyển-huỳnh-Đức quê quán ở Tây-an, Huyện Kiến Hưng nguyên Ngài là họ Huỳnh tên công Đức, vua Gia-Long thấy ngài trung thành vỏ dỏng, nên cho ngài Họ Nguyen đặng tỏ là người một họ với vua, vì vậy nên kêu là Nguyễn-huỳnh-Đức, bây giờ lăng của ngài còn ở tại Tân-an tước cua ngài là Bình-Tây thượng tướng quân. (Général commandant de l'aunée de l'ail droite, Pacificateur de l'Ouest.) Và có làm Tong trấn Bắc-kỳ và, Nam-kỳ.