Gia Long tẩu quốc/Hồi thứ hai mươi bốn

HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN

Diển trận thế công-chúa thi oai,

Náo miểu đường Đại-vương rớt mão.


Đây nói về chuyện vợ cũa Nguyễn-hửu-Thoại là công-chúa Ngọc-Duệ là con thứ ba của vua Hưng-Tổ và là em ruột của đức Nguyễn-Ánh, công-chúa nầy tuy là hình mai vóc liểu, nhưng mà lực tráng thân cường, mặt trắng môi hồng, cặp mắt sáng như sao nháy, thật là một gái quốc sắc thiên hương, dung nhan đẹp đẽ, mà có tánh tình khẳng khái, lại thêm thông thuộc việc vỏ nghệ binh cơ.

Cong-chúa bình nhựt có tuyển lựa các vợ cũa lính tráng, và chiêu mộ các gái trong thôn hương, từ 20 tuổi sắp lên, mỗi đứa đều vóc dạng mạnh mẽ, rồi lập một đội nử binh, hơn năm mươi người, đề theo hầu việc sai khiến.

Khi Nguyển-hửu-Thoại trấn tại Biên-hòa có hơn trót ngàn binh mã, kế nghe tin Nguyển-vương thất thủ Saigon, và chạy về Mỷ-tho, thì Nguyển-hửu-Thoại bão công-chúa ở thủ đồn Bình-Hóa cũng thuộc tĩnh Biên-Hòa, rồi đem vài trăm quân tuốt theo hộ vệ đức Nguyển-vurơng chạy vào Rạch giá.

Đến lúc Nguyễn-hữu-Thoại phụng mạng Nguyển-vương qua Xiêm đặng cầu binh cứu viện, thì có viết một phong thơ, rồi sai quân tâm phúc đem qua Biên-Hòa mà giao lại cho công-chúa khai khán.

Công-chúa liền dở thơ ra xem thấy trong thơ nói như vầy:

« Trước khi sang qua Xiêm quốc, ta vội vàng cất bút tả bức thơ nầy, gởi lại hương khuê,[1] cho phu-nhơn tường lảm.

« Khi chúa-thượng thất thủ Saigon, thối binh chạy vào Rạch-giá, trong lúc đồ cùng thế nhược, khó bề đối lủy giao phong, các đạo cần-vương,[2] cũng đều lạc lài thất bại.

« Thật là hạc kêu tiếng gió, năm canh vía sỉ mơ màng, lũy sập thành tan, mấy trận hồn binh lạnh lẽo.

« Bởi thế, nên ta phãi phụng mạng sang Xiêm, cầu binh cứu viện, nắng mưa đất khách, non nước dậm trường, dẫu rằng vạn khỗ thiên lao, ta cũng chẳng nài khó nhoc, vậy xin phu-nhơn ở nhà, gìn giữ thành trì, và bão toàn thân thể.

« Quân Tây-sơn đương lúc binh cường tướng dỏng, còn binh ta thì sức yếu thế cô, nếu chúng nó đem binh xâm lược Biên Hòa, thì phu-nhơn phãi kiếm nơi tỵ nạn đồn binh, chẳng nên cùng chúng nó tranh phong giao chiến.

« Hai ta tuy là xa cách nhau, kẽ phương trời người góc biển; nhưng mà tấm lòng vẫn gần nhau, như khi truớc ngỏ lúc bên phòng.

« Xin phu-nhơn trầm tư thẫm đoán, liệu lượng mà ứng biến tùy cơ, cho yên lòng kẽ trỗi bước quang hà, ngàn trùng diệu vợi. »

Tiện phu NGUYỂN-HỮU-THOẠI cẩn ký


Công-chúa xem thơ rồi lại văn phòng lấy bút nghiên viết một phong thơ trã lời cho Nguyển-hữu-Thoại như vầy:

« Thiếp đặng tin phu-tướng phụng mạng sang Xiêm, cầu binh cứu viện, cái tin ấy thiếp mới xem qua, thì chẳng xiết lo buồn, nhưng xét lại, thì vui mừng hớn hỡ, buồn là buông đôi ta phải quang hà cách trở, nhạn bắc hồng nam, kẽ thì chiếc bóng song the, thãm nỗi phòng lang vắng vẽ: người thì một mình đất khách xiết bao mưa nắng giải dầu.

« Nhưng mà, mừng là mừng trong lúc quốc bộ gian nan, nước nhà hữu sự, mà được một người trung thần kiệt sỉ như phu tướng, hết lòng vì nước, ra mà gánh một trách nhậm, rất khó nhọc rất nặng nề, tuy chưa biết kết cuộc thế nào, song cái phận làm thần tử như phu-tướng ngày nay, đối với xã-tắc, đối với sơn-hà, thì cũng được gọi rằng một bực trung thần nghĩa sĩ.

« Vậy thiếp xin phu-tướng cất bớt cái lòng ái-tình phu phụ, mà đổi làm một khối ái quốc tinh thần, dẫu chúng ta cách xa nhau vạn thủy thiên sơn, cũng gìn giữ một tấm cang trường thiết thạch.

« Thiếp tuy là một gái thân bồ vóc liễu, nhưng cũng biết cái phận sự đối với nhà với nước thế nào.

« Nghĩ cho trong lúc loạn ly điên bái, quốc bộ gian nan như vậy, làm một gái thượng lưu như thiếp, cũng nên dẹp cái nghề soi gương điễm phấn nơi chốn khuê phòng, mà học theo cái tài lước đạn xông tên, trên đường hoạn nạn, chẳng lẽ cứ theo thói hẫn hờ lơ lãng, cũa phụ nữ thường tình, mà đễ cho tiếng đời chê rằng là bọn yếm mang quần vận.

« Vậy xin trên phu-tướng phải ra công phò nguy tế khổn, hết sức cùng vua, dưới tiện thiếp cũng nguyện trải mật phơi gan, một lòng tiết nghỉa. »

Tiện thê NGỌC-DU công-chúa kỉnh bái.


Công-chúa viết thơ rồi phong lại và đưa cho tên quân nhơn bão phải lập tức đem về trao lại cho Nguyễn-hữu-Thoại.

Tên quân vâng lịnh lãnh thơ, rồi từ giã công-chúa trở về Rạch-giá.

Lúc bấy giờ công-chúa ỡ thủ đồn Bình-Hóa, thường thường mổi bữa đem quân ra đồng diển dượt trận thế, khi thì vào rừng tập cách phục binh xạ tiển, lúc thì lên núi lập thế cứ hiểm đồn quân.

Công chúa có hai tên thể nữ, một đứa tên là Huỳnh Anh, một đứa tên là Bạch-Yến, hai đứa nầy vóc to sức mạnh, vỏ nghệ tinh thông, mổi khi công-chủa diển trận bài binh, thì hai thể-nữ ấy, cởi ngựa mang gươm, rồi kéo đội nử binh ra đứng dàng hầu hai bên công-chúa.

Còn Công-chúa thì mình mặc một áo chiến bào sắc xanh, trước ngực có một chùm bông kết bằng lụa đỏ, đầu đội một mũ da cọp, trên mũ có dắt một cặp lông công, bên lưng đai một song thanh-kiếm, tay cầm một cây cờ sắc vàng, chung quanh có chạy một đường chơn rít, xem rất đẹp đẻ.

Công-chúa cởi một con chiến mã sắc hồng rất tốt, rồi ra giữa diển trường, khi giục ngựa chạy tới, lúc hô quân thối lui, khi cầm kiếm chĩ huy, lúc phất cờ truyền lịnh, còn các tam quân tướng sỉ, đâu đó bố trận liệt hàng, vát giáo cầm khiên, thảy đều tề tề chỉnh chỉnh.

Thật là một vị nữ-tướng đường đường diện mạo, lẩm lẩm dung nghi, như một vị thần-nử lai trần, như một bà Trưng-Vương xuất trận.

Khoan thai thay cho một gã Hồng nhan nương-tử, phất cờ giục trống, mỉa mai chim phụng múa đường mây; diệu dàng thay cho một vẽ kiều mị phu-nhơn, cởi ngựa cầm thương, mường tượng hoa đào nghinh ngọn gió.

Bữa nọ công-chúa diển trận tập binh rồi trở về đi ngang qua một cái núi, thấy ẩn ẫn trên núi, có một tòa miểu-võ lấp ló trong mấy cụm cây, Công-chúa liền truyền lịnh đình quân, đóng dưới chơn núi, rồi dắc hai thể-nữ lên xem, hai bên đường chỉ thấy cỏ hoa thưa thớt, đá liển chập chồng, chổ thấp nơi cao, lần lần trèo theo bực núi.

Khi lên tới sân, thấy miểu cất trên một bàn thạch rất to, bốn phía đều có cây cao bóng mát, cảnh đẹp non xinh, Công-chúa với hai thể nữ bước vào, thấy trước miểu có một tấm biển đá, khắc năm chữ vàng: « Nam-Nhạc-Đại-Vương miểu » liền bước vào trong xem coi, thấy chính giữa một tượng Đại-Vương rất lớn để ngồi trên ngai, mặt đen râu cụt, áo mảo nghiêm-trang, trước cột có mấy đôi liển sơn son, và trên điện có màng treo chấn phủ.

Kế mấy người sau miểu chạy ra cúi đầu chào Công-chúa.

Công-chúa liền bước lại hỏi rằng: các ngươi có biết sự-tích của Đại-Vương nầy làm sao không?

Mấy người ấy đáp rằng:

— Bẫm quới-nương, chúng tôi nghe nói Đại-vương nầy là gốc người Chiêm-thành khi trước, thật là anh linh hiển hích lắm, thường thường trong lúc trời thanh gió tịnh, hay là trong khi đêm vắng canh khuya, thì Đại-vương hay hiện lên đứng trên đảnh núi sờ sờ, rồi đi trên ngọn cây, như một bóng đen thoãn qua thấm thoát, nếu ai gặp ngài mà không vái vang cúng tế, thì ngài vật chết và làm cho trong làng xóm không yên.

Bữa nọ ngài nhập cho một người ỡ làng nầy lên đồng, xưng là « Nam-nhạc đại-vương » và bảo làng phải lập miễu phụng thờ, từ đó trong làng ai có việc chi cầu khẩn đến ngài, thì ngài đều phò hộ mách bảo, vì vậy nên nhơn dân trong xứ nầy ai ai cũng đều sùng bái tin ngưởng ngài lắm.

Công-chúa nghe nói liền bảo người-từ ở giữ miểu ấy, sắm sữa hương đăng, và dộng chuông đánh trống, rồi công-chúa bước ra đứng trước hương án cúi đầu ba cái, cầm hương dâng lên và khấn rằng:

« Tôi nghe rằng: sống làm một người trung thành nghĩa khí, thát làm một vị thần thánh anh linh, bảo hộ người lành, trừng phạt kẽ dử, oai linh khắp cùng sơn nhạc, ân đức ra tột Hương-thôn, biết việc quá khứ tương lai, rỏ đều kiết hung họa phước.

« Tôi công-chúa Ngọc-Duệ là một gái thơ ngây yếu đuối, gặp lúc nước nhà bác loạn, xả tắc khuynh nguy, thân nầy như cá trong ao, dường chim mất bạn, chí muốn phò nguy cứu nạn, dẹp đãng nghịch thù, nhưng chẳng rõ việc lợi hại hung kiết ngày sau thế nào, nên đến đây cầu xin thần minh chỉ giáo

« Vậy nếu Đại-vương là đứng bực thánh thần, anh linh hiển hích, biết sự ký-vảng, rỏ việc tương-lai, thì xin Đại-vương mách bảo việc kiết hung họa phước thế nào, cho tôi là Ngoc-Duệ rỏ biết. Và Đại-vương cho tôi xin một keo thử coi, như được thì ngài cho một sấp một ngữa, gọi rằng quẻ có âm-dương, còn không thì ngài cho hai miếng keo nầy đều ngữa ra hết ». Khấn rồi, công-chúa liền lấy hai miếng cây để trước hương án, hai tay xá một cái rồi quăng ngay xuống đất.

Hai miếng cây nhảy nhảy ít cái, rồi dựng đứng trên mặt đất, không cái nào nằm hết.

Công-chúa lấy làm lạ và tự nghĩ rằng: thường thường xin keo có thánh thần ứng nghiệm, thì cho một miếng ngửa một miếng sấp, ấy là quẽ có âm có dương, mới gọi rằng được việc, nay cớ gì hai miếng cây lại đứng sửng trên đất, thế thì Đại-vương nầy không có linh nghiệm chăng? hay là muốn cợt mình chăng?

Nghĩ vậy rồi công-chúa lượm hai miếng cây lên, và vái lầm thầm một chút rồi quăng xuống một lần nữa.

Hai miếng cây nhảy lên nhảy xuống ít cái, và chạy một vòng, rồi cũng đứng sửng trơ trơ trên đất như nảy.

Công-chúa thấy thì lấy làm một sự quái gở phi thường, tức thì lửa giận hừng lên, rồi thạnh nộ và rút gươm bên lưng ra chỉ ngay cái tượng ngồi trên ngai mà nói lớn rằng:

Ớ Nam-nhạc Đại-vương kia, ta nói cho ngươi biết, ta đã làm lễ khẫn vái cùng ngươi, xin hai keo rồi mà không thấy ứng nghiệm chi hết. Vậy ta cũng dằn lòng nhẫn khí, mà xin thêm một keo thứ ba nữa, nếu không ứng nghiệm theo lời ta xin, thì rỏ ràng là ngươi chẳng phải một vị chánh trực linh thần, lẽ nào ngươi ở đây mà lạm thực hương hỏa của nhân dân cúng tế.

Ta nói cho ngươi biết rằng: nếu ngươi không có anh linh hiển hích, thì ta sẽ chém quách đầu ngươi, và phá nát miểu nầy, từ đây về sau, ta chẵng cho ai khói hương cúng quãy chi hết.

Mấy người đứng trước miểu nghe công-chúa nói lớn, không biết chuyện gì, ghé mắt dòm coi, thấy công-chúa sắc mặt phừng phừng, má đào ững ững, hai mắt trợn lên sáng hoắc như hai đốm tinh-quang, đôi mày dửng lên cong vòng như hai vành bán-nguyệt, coi bộ hầm hầm khí sắc, rút gươm chỉ ngay mặt Đại-vương, thì thất kinh rồi xầm xĩ cùng nhau, lắt đầu le lưởi và nói: trời ôi! nàng ấy dữ quá, sao dám xĩ mạ Đại-vương? không sợ chết sao?

Còn công-chúa nói rồi, liền lấy hai miếng cây, cầm nơi tay đập xuống hương án cái bốp, ngó lườm lườm cái tượng Đại vuơng, và nói cách nghiêm nghị rằng:

Đại-vương, ngươi phải biết lần nầy là lần thứ ba mà ta cầu khẫn ngươi đây, nếu ngươi muốn ngồi vững trên ngai, và muốn toạ hưởng trong miễu nầy lâu dài, thì ngươi phãi ứng vào keo thứ ba, ta sẽ xin cùng ngươi đây; bằng không, thì đầu ngươi sẽ văng ngay xuống đất, nói rồi cầm hai miếng cây liệng xuống một cái, thì thấy một miếng ngửa một miếng sấp, bổng nghe phía trong vật chi rớt xuống cái cãn, ngó lại thì thấy cái mảo sắt của Đại-vương đương đội trên đầu, thinh không đã rớt ngay xuống đất, người từ trong miểu thấy thì cã kinh, lật đật lượm mão đem lại để trên hương-án rồi vập đầu xuống đất cồm cộp vừa lạy vừa vái lầm thầm rằng:

Cầu xin Đại-vương bớt giận bớt giận.

Tôi là thằng Từ giử miếu cho đại-vương bấy lâu tôi nhờ cái oai thế đại-vương mà làm nghề buông hương bán khói, đánh trống dộng chuông, đăng kiếm tiền chi độ vợ con, tôi không dám xúc phạm đại-vương đều chi, xin đại-vương đừng giận lây tới tôi, tội nghiệp tội nghiệp, cầu đại-vuong bớt giận bớt giận.

Trong ý tên từ nầy ngỡ là đại-vương giận mà nộ phát xung quang,[3] chớ chăng dè Đại-vuong thất kinh mà rớt mão.

Lúc bấy giờ công-chúa thấy xin keo được, thì day lại nói với hai tên thể-nữ rằng:

Keo này có dương có âm, thì quẽ đã ứng nghiệm, vậy thì chúng ta hảy xuống núi trở về, nói rồi cã ba người dắc nhau đi ra, kéo quân về trại.

Mấy người trong miểu lật đật bưng mão đem lại đội lên cho Đại vương và nói cùng nhau rằng:

Người gái ấy không biết ở đâu, làm chức chi mà coi bộ ngang tàng quá quắc, dám xúc phạm xĩ mạ Đại-vương, thế thì người gái ấy điên hay sao, nên mới dám cã gan như vậy? chừng sau hõi lại mới biết là công-chúa Ngọc-Duệ, là chánh thất cũa quan chưỡng-dinh Nguyển-hữu-Thoại, nàng đi diễn trận hành binh, thấy miễu thì ghé lại xin keo thí nghiệm. Thi rằng:

Hởi bạn quần-xoa phải biết mình,
Hể là đức trọng quĩ thần kinh,
Xưa nay những gái anh hùng thế,
Danh giá lưu truyền quán sử xanh,



Cũng tiếng ông thần chức đại-vương,
Cớ sao ghẹo chọc gái cang cường.
Hồn mê thế đã quên danh vị,
Chút nữa đầu rơi trước miểu đường.


(Xin coi tiếp cuốn thứ năm)

   




Chú thích

  1. Hương khuê, là chổ khuê phòng của đàn bà.
  2. Cần-vương là đạo binh theo cứu giúp vua.
  3. Nộ phát xung quang là giận mà dửng tóc lên đến nỗi rớt mão.