Giọt máu chung tình/Hồi thứ hai mươi bảy

HỒI THỨ HAI MƯƠI BẢY

Đền nợ nước anh hùng ra tữ trận,

Trọn ân tình, liệc nữ quyết liều thân.

Vừng ô thấm thoát phúc lặng đài tây, gươm nguyệt lấp lòa đã treo bóng thỏ, đoạn Vỏ-đông-Sơ cùng Thu-Hà đương ngồi trước Hoa-viên đàm đạo, bỗng thấy một tên Ngự-lâm-quân, ngoài cữa vội vã bước vô, cúi đầu chào Đông-Sơ và nói: Bẫm Đô-Húy, có thánh chỉ dạy đòi, về việc binh tình cẫn cấp.

Đông-Sơ nghe nói liền bước lại tiếp lấy thánh chỉ đọc coi, thì thấy nói như vầy:

« Nay nhơn Thanh-Triều ỷ thế, nước mạnh binh nhiều, muốn xâm phạt lấn lước nước ta, vì vậy nên trẩm phải ngự giá thân chinh, quyết đánh cùng quân Tàu một trận, trước là bảo tồn giang-san của tổ quốc, sau là cho quân mảng châu biết ta là nước có Ái-quốc tinh thần, chẳng phải một dân tộc chịu đè ép dưới cường quyền, để cho chúng nó buộc ràng hà khắc như mấy đời trước. Vậy truyền cho Đông-Sơ đô-húy, lập tức đến tĩnh Lạng-sơn, đặng quảng xuất các đạo vỏ-lâm-quân, và theo trẩm mà lảnh chức ngự tiền Hộ-giá. »

Đông-Sơ đọc rồi thì nét mặt có sắc buồn dào, đứng ngó Thu-Hà một cách sững sờ và nói: Ái-khanh ôi! cũng tưởng hai ta đã hết cơn ly biệt, đến lúc trùng phùng, đặng cùng nhau vui cuộc lương duyên, cho toại chí lúc bình sanh sở nguyện, chẳng dè cái thời điên vận đảo, nó cứ theo đeo đuổi buộc ràng, hờn thay cuộc thế đa đoan, khiến cho gặp buổi nước nhà hửu sự, vì vậy nên Triều-đình hạ chĩ, đòi tôi ra hộ giá Thánh-hoàng, làm cho đôi ta phải rẻ phụng lìa loan, thì biết chừng nào mới đặng vầy vui giai-ngẩu.

Thu-Hà nghe nói thì động lòng ly biệt, càng thêm xót dạ ân tình, rồi nghĩ cho nhà nước đương gặp buỗi hoạn nạn truân chiên, thì gượng gạo lấy lời hơn thua mà tỏ bày khuyên nhủ, rồi nói:

Lang quân ôi! Hai ta vẩn đương lúc tình nồng nghĩa mặng, mà thình lình khiến cho én lạc nhàn xa, thì dẩu ai gan sắt dạ đồng, gặp lúc nầy cũng phải đau lòng đức ruột, nhưng mà, tôi khuyên mình phải lấy chữ ân làm trước, rồi sau sẻ nói đến chuyện tình, ân là ân quốc gia thủy thỗ, tình là tình thân ái vợ chồng, nay nước nhà đương gặp lúc hữu sự phân vân, và mấy vạn đồng bào ta đương đậu cật đâu lưng trong cỏi chiến trường, mà xông pha giữa chốn lằng tên muổi đạn. Vậy thì lang-quân là một đứng Nam nhi phận sự, lại thọ ơn trước lộc triều đình, thế phải ra mà đở vạt ngưng thành, lấy một gan đỗm mà bồi đấp cho quê hương trong cơn nước lữa, đặng gọi rằng đền đáp cái ơn ngọn rau tất đất cũa Việc-nam cho; tròn chúc nghĩa vụ của quốc gia thần-tử, tôi cũng ngày đêm khấn vái, mà cầu chúc lang-quân đặng bình an vô dạng trong chốn muỗi đạn lằng tên. Ngỏ mau mau mà trở bước khải hoàng, chừng ấy đôi ta sẻ hiệp mặt phòng lang, và vui tình nệm gối, thì cũng chẳng muộn.

Đông-Sơ nghe rồi day lại ôm Thu-Hà, hai mặt nhìn nhau cách thương yêu quyến luyến và nói: ái-khanh ôi; phận tôi đã đành ra chốn vòng binh mặt trận, thì chi nài cơn lước đạn xông tên, thương là thương cho ái-khanh một mình hiu quạnh nơi chốn phòng lang, cực lòng nỗi ngày trông đêm đợi. Vậy đêm nay là đêm tôi còn ngồi một bên ái-khanh mà tay ấp má kề, giọng tình câu chuyện, song ngày mai là ngày đôi ta sẻ chia cái gánh chung tình nầy ra làm hai, nữa thì tôi ôm ấp đem theo, nữa thì ái-khanh giữ gìn mà cất lại.

Nói rồi kẻ thì vì ơn ly sầu biệt hận, nghĩ mà ruột héo gan xào, người thì bận nỗi duyên nợ tóc tơ, ngồi mà sững sờ bất tỉnh.

Kế một luồng gió hiu hiu thỗi tới, làm cho cả hai đều mê mệt tâm thần, bổng thấy một người y giáp rở ràng, kim bào ngọc đái, đi với hai tên bộ hạ, ngoài cữa bước vô, Đông-Sơ lật đật chạy ra thấy quã thiệt cha mình là Quận công Vỏ-Tánh, thì mừng và hỏi:

Thưa cha, bấy lâu cha đã âm-dương phân cách, sao nay thình lình mà phụ tữ đặng trùng phùng, vậy xin cha có đều chi dạy bão khuyên răn, thì nói cho con biết, đặng con vưng lời nghiêm huấn.

Quận-công Vỏ-Tánh nói; bấy lâu cha đã theo miền vân hạc, mà thong dong nơi cỏi thọ thanh nhàn, nay thấy nước nhà gặp lúc lữa giặc đao binh, nên cha phải về đây đặng tỏ cùng con ít lời dặn bảo.

Con ôi! con phải biết con là phận đứng làm trai trong hoàng vỏ, thì phải hết lòng ái quốc ưu quân, lấy máu thịt mà bồi đấp cho xứ sở quê hương, lấy gan đỡm mà trao dồi cái gương trung liệc của nhà ta cho chói sáng, đặng treo ra giữa cỏi Việt-nam, mà tỏ cái nghĩa vụ của đứng nam nhi chí khí.

Con ôi! con hảy noi theo dấu cha mà tận trung báo quốc, cho rỏ tấm nhiệc thành. Chẳng nên ràng buộc theo đám nhi nữ thường tình, mà làm cho tiêu ma cái chí khí của con nhà trung thần hiếu tữ. Con phải lấy giang-san quê vức mà gánh vát ở đầu vai, phải lấy một phẫm giá nhơn tài mà đúc rèn lòng thiết thạch, chẳng nên lui một bước giữa chốn kịch-liệc chiến trường, mà làm nhục cái danh của con nhà anh-hùng hào kiệt.

Chốn chiến trường ấy là một chổ danh dự rất vinh hiễn của các đứng anh hùng, thịt tuy nát, xương tuy tang, nhưng mà cái danh giá thơm tho hảy còn sống ngàn năm trong vỏ trụ.

Vậy cha khuyên con một lời chót nầy, là con phải lấy một lưởi gươm trung nghỉa mà chống cự với quân Tàu; và nhiễu một giọt máu anh hùng mà rữa hờn cho tổ quốc.

Nói rồi thì quày quả ra đi. Đông-Sơ lật đật chạy theo, vắp chơn té xuống, dực mình tỉnh lại, thì thấy Thu-Hà còn ngồi một bên, bèn đem sự chiêm bao thuật lại cho Thu-Hà nghe, đó rồi hai người bịnh rịnh cùng nhau một hồi, kế nghe canh gà dục sáng, và trống đã điễm năm, dường như tiếng gà nó hòa với tiếng trống canh, đặng mà thôi thúc hai đàng từ biệt.

Đông-Sơ bèn kêu Triệu-Dỏng và nói: nay gặp lúc binh đao tranh chiến, Hoàng-thượng người đương trọng dụng nhơn tài, vậy Triệu-quí-hữu hảy theo tôi mà giúp đở nước nhà, đặng lập chúc công danh với thế. Chẳng nên đễ cho mai một cái danh giá anh-hùng mà lổi phận nam nhi trên đường nghĩa vụ.

Triệu-Dõng nói: nếu ân-huynh có lòng dìu dắc, thì em cũng đành theo mà giúp đở tay chơn, vậy thì mau mau sắm sữa hành trang, đặng hai ta lên đường cho sớm.

Nói rồi hai người liền bước vô từ giã Thu-Hà và Triệu-Nương, rồi lên ngựa ra đi, còn Thu-Hà với Triệu-Nương cũng vội vả đưa theo, một đổi xa xa, mới quày chơn trở lại.

Khi Vỏ-đông-Sơ ra tới Lạng-sơn, vào bái yết Hoàng-thượng rồi tiếng cử Triệu-Dỏng làm chức Thiếu-Húy, kế đó Hoàng-Thượng Hạ-lịnh truyền cho các đạo binh, đều kéo tới Nam-quang, và giáp chiến với quân Tàu một trận rất hoanh hoanh liệc liệc, còn Hoàng-thượng và các vỏ bá văn ban đều lên trên một tòa núi cao, đặng đồn binh và khán trận.

Trong khi hai bên giáp chiến đánh nhau từ sớm mai tới trưa, súng nổ vang rền, tên bay như mưa bất, thây nằm nhẫy đất, máu chảy đỏ sông, bỗng thấy đạo binh của ta lần lần yếu thế, còn đạo binh của Mãng-Châu thì áp tới càng ngày càng sa số hằng hà, đông như kiến cỏ.

Hoàng-thượng đứng trên núi, thấy đạo binh ta ít, thế chịu không nổi với binh Mãng-Châu, và lại bị bịnh nó lần lần bọc quanh rồi phủ vây ba mặt, thì nhiếu mày rồi ngó rảo các hàng vỏ tướng đương đứng xung quanh, và hỏi rằng: Ai dám lảnh mạng xông ra vòng binh của Mãng-Châu, đặng kêu đạo binh tả dực của ta đến đây mà tiếp cứu?

Trong các hàng vỏ tướng văn quan nghe hỏi, đều lấy mắt nhìn nhau, không ai dám ra mà lảnh mạng.

Đông-Sơ thấy vậy liền bước ra khấu đầu phụng mạng tự quyết xin đi, kế Triệu-Dỏng cũng bước ra xin theo Đông-Sơ mà trợ lực.

Hoàng thượng thấy hai người tuỗi nhỏ, mà cang đởm phi thường, thì mừng và dặn rằng: cái trách nhậm nầy là một trách nhậm rất cẩn yếu hiểm nguy, hai ngươi có đi, thì phải cho tận tâm kiệt lực.

Đông-Sơ và Triệu-Dỏng liền khấu đầu bái biệt, rồi lập tức giục ngựa thẳng xông, còn Hoàng-thượng đứng trên cao ngó ra mặt trận, thấy binh ta tuy sút, nhưng mà hàng ngủ chĩnh tề, đứng giữa mặt trận rất kịch liệc hung hăn, mà chịu với quân Tàu hơn hai giờ, không hề thối lui một bước; Quân Tàu tuy đông mà áp tới không nỗi, chĩ có đem binh vây phủ ba phía mà thôi.

Hoàng-thượng và các tướng đương đứng ngóng trông tin tức Vỏ-đông-Sơ, bổng thấy phía tả binh Mảng-châu thình lình rùng rùng vở tang, kéo nhau mà chạy, thì biết chắc có binh cứu viện đã tới, kế thấy một người mọp trên yên ngựa sải tới như bay, cả thảy đều châm chĩ ngó coi, chừng lại gần thì mới biết là Đông-Sơ, đã thoát khỏi trùng vây và trở về phục mạng, khi Vỏ-đông-Sơ chạy tới trước mặt Hoàng-thượng, thì lật đật xuống ngựa gượng gạo bước vô.

Hoàng-thượng và các quan ngó lại thấy Đông-Sơ mặt mày xanh lét, máu mủ đầy mình chảy ra nhỏ giọt, ai nấy đều kinh, song chưa biết bị thương nặng nhẹ thễ nào. Kế Đông-Sơ bước tới và thở hào hễn và nói ngập ngừng rằng: muôn, muôn tâu Hoàng-thượng, Triệu, Triệu-Dỏng chết rồi, đạo binh tả dực, đã đến tiếp cứu và đương xáp trận với quân Tàu, nên thần hạ về đây phục mạng. Nói rồi ngước mặt ngó Hoàng-thượng và tung hô lên rằng:

Việt-nam vạn-tuế; Thánh hoàng vạn-tuế, la vừa dức lời, thì liền ríu ríu ngã xuống bên chưn Hoàng thượng mà chết.

Hoàng thượng thấy vậy cũng động lòng và rơi lụy, rồi truyền cho quan Tư-sự biễu coi tẩn liệm Đông-Sơ, quàng tại Tùng-dinh đặng chờ giặc yên rồi sẻ lo tống táng.

Bữa nọ Thu-Hà đương ngồi trong tư phòng ngóng trông tin tức Vỏ-đông-Sơ. Bổng đâu hai mí mắt dực lia, và trong lòng phập phồng hồi hộp. Thu-Hà chẳng biết cớ chi, bèn bước ra xem hoa cho khuây lảng tâm thần, chẳng dè thinh không cây kim xoa đương dắc trên đầu, thoạt nhiên rớt xuống gảy làm hai đoạn, điềm ấy chưa biết lành dử thế nào, nhưng trong lòng Thu-Hà đã sanh một mối lo buồn nghi sợ. Kế đó có tên bộ hạ của Đông-Sơ ngoài cữa bước vô bộ coi hơ hải, thấy Thu-Hà liền chạy lại và bẩm rằng: Bẩm quới nương. Quan Đô-húy Vỏ-đông-Sơ và quan Thiếu húy Triệu-Dỏng đã bỏ mạng nơi chốn chiến trường, nên Hoàng-thuợng sai tôi về đây bẩm lại.

Thu-Hà nghe rồi té nhào xuống đất và bất tỉnh. Triệu-nương lật đật chạy lại đở lên, chừng tỉnh lại thì hai người than khóc môt hồi dầm dề hột lụy, đó rồi chị em dắc nhau thẳng ra Nam-quang, đặng tìm thi-hài Đông-Sơ và Triệu-Dỏng.

Khi Bạch-thu-Hà với Triệu-nương đi gần tới địa phận Nam-quang, thì mặt trời đã hầu chen lặng. Xảy thấy một tòa nhà nhỏ, ẩn ẩn trong đám thanh tùng, tư bề thì núi non hiu quạnh, cây cỏ lờ mờ, bên rừng lại nghe tiếng vượn ru con, nĩ non dưới cội, kìa thì mây sầu mịt mịt, vần vủ trên không; nọ lại gió thãm rao rao phất phơ ngọn cỏ, đoạn thì vài con bạch nhạn, đương kêu rêu thơ thẫn góc phương trời, lớp thì dế gáy re re, hòa với tiếng ve ngâm, giọng nghe buồn bã. Nào là thằng lằng chắc lưởi, chim ục cầm canh, nào là dưới bụi trên nhành sành kêu tích tích.

Ôi cái tình thê thãm ấy, cái cảnh quạnh hiu nầy, dường như tạo-hóa đã bố trí sắp đặt ra đây, mà vây người vào trường ly hận; và nhốt người vào trận mê hồn, làm cho Thu-Hà ngó đến thì ruột đức gan xào, nghe vào thì càng đầm đầm giọt lụy, đó rồi lần lần đi tới, thì thấy một đội quân đương đứng nhựt canh trước ngỏ, và bốn phía xung quanh, dùi trống nhịp sanh, đánh nghe khoan nhặc.

Thu-Hà và Triệu-Nương liền bước lại kêu một tên quân và hỏi thâm tin tức Đông-Sơ, xảy thấy tên đội trưởng phía trong bước ra cúi đầu chào Thu-Hà và hỏi: Chẳng biết quới-nương ở đâu, đến đây có việc chi mà đêm hôm xông pha vào miền chiến địa như vậy?

Thu-Hà nói: Tôi là vợ của Quan-đô-húy Vỏ-đông-Sơ còn người nầy là em của Triệu-Dỏng.

Tên đội trưởng nghe nói thời đáp rằng: Quan-đô-húy Vỏ-đông-Sơ đã chiến trường tữ trận, Hoàng-thượng dạy đem linh cữu ngài về đây, đặng chờ ngày tống táng. Còn quan Thiếu-húy Triệu-Dỏng thì chẳng biết thất lạc thi hài nơi nào, nay chưa tìm đặng. Nói rồi lấy tay chỉ vô nhà nhỏ và thưa rằng: Linh cửu của quan Đô-Húy đương quàng tại Tùng-đình kia, xin Quới-nương theo tôi vào trong thì thấy.

Thu-Hà nghe nói lật đật bước vô, thì phía trước có chưng một Hương-án nghiêm trang, nhưng mà đèn chong leo lét. Nhan đốt lờ mờ, chính giữa đễ một linh cữu với ít chậu bông hường, xem đã nhụy úa hoa tàng, dàu dàu nhánh lá, bên màn có trao một tấm minh-sanh (kêu là tấm triệu) và có viết một hàng chữ phấn như vầy: « Ngự-tiền hộ-giá Ngự-lâm-quân Đô-húy, Vỏ-đông-Sơ chi cữu. »

Thu-Hà thấy rỏ là Vỏ-đông-Sơ đã chết, thì chạy lại ôm linh-cữu mà khóc một cách ai bi thê thãm rằng:

Trời ôi! Trời sao nở đem lòng nghiệc ác, mà cứ ghét ghen chi mải phận người, đã mấy phen làm cho kẻ góc biễn, người đầu non, kẻ sầu đông người thãm bắc, làm cho mai gầy liểu ốm, phấn lợt hương tàng, làm cho duyên nọ lở làng, đờn kia chinh phiếm, ngày nay còn nông nỗi gì mà khiến cho gái nọ mất chồng, trai này bỏ vợ?

Ớ quân Mảng-tặc kia ôi! bây cậy chi những lằng tên muổi đạn, mà làm cho đôi ta rẻ vợ phân chồng; Ớ quân thù nghịch kia ôi! bây ỷ thế nước mạnh binh nhiều, mà làm cho đôi ta ngày nay phải keo tang hồ rả!

Lang quân ôi! bấy lâu hai ta đã quang hà cách trở, biết bao là non nước lạc lài, nay mới cùng nhau vừa tạng mặt kề vai, cũng ngở là vợ chồng đặng vui tình nệm gối, chẳng dè ngày nay thiếp ra đến đây, thì màn sầu giả dượi, trường thãm hắc hiu, chỉ thấy cái linh cữu nầy là chỗ lang-quân đã nằm đó mà thiêm thiếp một giấc u hồn, thật là cách nhau trong gang tất chẳng xa, nhưng mà dẩu kiếm ngàn năm cũng không trông thấy mặt.

Lang-quân ôi! Nước non đó, quê hương ta đó, nở bỏ đi, mà xuống chốn tuyền đài; tình nghĩa đây, ân ái ta đây, đành nhắm mát, mà theo miền dị lộ?

Tình-quân ôi! em nhớ thuở Lương-đình hội ngộ, đã cùng nhau căng dặn đến đều, nay sao mà, nằm đó yêm liềm, chẳng cùng thiếp lời chi tự biệt?

Ớ các linh cữu kia ôi, mi là loài độc ác, cậy ba thước váng, mà đậy người trong nơi kín đáo, làm cho đó đây hai ngã phân lìa; mi là giống vô tình, ỷ mấy tất cây, mà dấu người trong chỗ hẹp hòi, làm cho chồng vợ ngàn thu cách biệt.

Thu-Hà khóc một hồi, rồi dựa vào linh cửu, ngồi tưởng mơ màng, bổng thấy một người xô cữa bước vô. Thu Hà thất kinh lật đật thối lui vào trong, rồi hỏi: Ngươi là ai, đến đây việc chi, sao dám vào chỗ đờn bà con gái?

Người kia nói; ta là Vỏ-đông-Sơ đây, khanh quên sao?

Thu-Hà nghe nói liền bước tới thấy quả Vỏ-đông-Sơ thì mừng rở vô cùng và hỏi: Lang-quân, giặc đã yên chưa mà lang quân về đặng?

Đông-Sơ nói: Quân giặc chưa yên, song ngày nay là ngày kiết nhựt, nên tôi về đây đặng làm lể nghinh hôn mà rước ái-khanh đi động phòng Hoa-chúc.

Thu-Hà nghe nói thì mừng biết chừng nào, liền theo Đông-Sơ ra đi ước đặng một đổi, kế thấy một cảnh Hoa-viên, bông trái tốt tươi, cỏ cây xinh đẹp, phía trong lại có một toà nhà rộng rải, đèn đuốc sáng loà, xảy nghe nhạc trổi vang dầy, tiêu thiều rập nhiệp, đông sơ day lại nói với Thu-Hà rằng; đây đã tới động phòng, xin ái-khanh hãy bước vào buồng, đặng hai ta vầy duyên cang lệ, đó rồi hai người dắc nhau vô phòng, đèn khêu tim đỏ, Hoa Ửng nhụy hồng, lữa đượm hương nồng, ân tình rất nên khắc khích, kẻ kề môi, người dựa má, khi câu chuyện, lúc giọng tình, thật là toại thay người đẹp duyên xinh; càng mê vẻ ngọc càng nhìn sắc hoa.

Kế đó Đông-Sơ đứng dậy nói với Thu-Hà rằng: đêm nay trời trong trăng tỏ, vậy hai ta ra sau Hoa-viên dạo xem phong cảnh và hóng gió chơi trăng cho giải khuây, nói rồi dắc Thu-Hà đi quanh qua lộn lại trong vườn một hồi, khi ra khỏi Hoa-viên, thì thấy một cái biển rộng lớn minh mông, gió lặng sóng êm như tờ giấy trải.

Bỗng thấy một cái mống đỏ, hiện ra trên không, rồi lần lần hạ xuống, hóa ra một cái cầu dài? bắt ngang trên mặt biễn, trên cầu có một tấm bảng đề ba chữ « ly-hận-kiều » lại có một bọn nam thanh nữ tú qua lại trên cầu, nhơ nhởn dập dều, đương xem trăng hứng mát. Bổng chúc thấy hai con rắn biễn rất to, nổi trên mặt nước, mỗi con dài ước hơn hai chục trượng, mình đen như mực, mồng đỏ tợ son, mội con đực và một con cái, hai con dởn với nhau dưới cầu, làm cho sóng nổi ba đào, nước văng trắng giả, rồi quấn đui vào nhịp cầu, và vỏ xà nẹo cùng nhau mà nhúng tới đưa lại, trồi lên lụp xuống một hồi, làm cho nhịp giữa gảy ngang, cầu kia đức ra làm hai đoạn, rồi lần lần dang ra, xảy nghe những người đương đứng trên cầu kêu la inh ỏi, kẻ kêu vợ người khóc chồng, kẻ lìa em người cách bạn, hai bên đầu cầu kêu khóc om sòm, nghe rất ai bi thảm thiết, còn hai đoạn cầu dang lần ra xa, rồi đoạn thì trôi về hướng nam, đoạn lại trôi qua phía bắc, làm cho những người ở trên cầu ấy phải phân vợ rẻ chồng, biết bao là thảm sầu khỗ nảo!

Đông-Sơ cùng Thu-Hà thấy vậy thì lấy làm một đều quái dị, đứng ngó sững sờ, rồi cũng đau lòng thương xót và muốn quay gót trở về, kế thấy trên mặt biển mọc lên một trụ đá to lớn, trên trụ lại có ba chữ « Tình-nghiệc-hải » nghĩa là cái biển tình rất ác nghiệc dữ dằn.

Kế đó lại thấy một thằng quỉ cao lớn, mặt xanh như chàm, mình mẩy vằn vện như cọp, ở trong trụ đá nhảy ra, và lấy tay thò xuống biển vậy nước trào lên, làm cho sóng nổi đùng đùng, khói bay mịt mịt, rồi hai chơn bước trên ngọn sóng, phăn phăn đi vô, đi tới đâu thì sóng gió ùng ùng tới đó, bỏ vòi cao lên như núi vậy.

Khi vô tới mé, thì nhảy lại chụp Đông-Sơ. Đông-Sơ trớ qua rồi rút gươm chém thằng quĩ ấy một cái, thì thấy thằng quỉ liền hả miệng phung ra một vòi máu làm cho Đông-Sơ mình mẫy và mặt mày đều vấy máu đỏ lòm.

Đông-Sơ nổi xung nhảy tới đâm thằng quĩ ấy một gươm ngang lưng lũng vào tới ruột, tức thì trong lỗ đâm đó ló ra một cái đuôi dài hơn năm sải, rồi quấn ngan mình Đông-Sơ và kéo nhào xuống biển.

Thu-Hà thấy vậy hoãn kinh nhảy theo chụp Đông-Sơ niếu lại, chẳng dè chụp nhằm cây gươm đễ thờ Đông-Sơ bên bàn hương-án, thì dực mình tĩnh lại, té ra một giấc chiêm bao. Ngó lại thấy cây gươm còn nắm chặc khừ trong tay, thì đứng đó ngơ ngững sững sờ. Một hồi, rồi tự nghỉ rằng:

Thế thì đêm nay là đêm chót trong đời mình đây, nên khiến cho chiêm bao mà thấy một điềm rất nên kinh dị, và cây gươm nầy là gươm đễ cho mình toan bề tự xữ, đó chăng?

Nghĩ rồi bước ra hương-án của Đông-Sơ lấy nhan đốt lên mà khóc rằng:

Lang-quân ôi! Hai ta mãng bị cái kiếp nhơn duyên trắc trở, mà sống chẳng đặng cùng nhau đồng tịch đồng sàng, vậy thì ngày nay là ngày thiếp đến đây, xin mượn cây gươm nầy, mà xã mạng quyên sanh, đặng thác theo lang-quân cho đồng quang đồng huyệt.

Lang-quân ôi! Lang-quân đã biết lấy một lòng ái quốc, liều thân danh mà trã nợ nước nhà; Vậy thì thiếp đây cũng nguyện đỗ một giọt máu chung tình, xuống địa-phủ mà đền ơn tri-ngộ.

Nói rồi liền lấy gươm đâm họng và ngả bên linh-cữu của Đông-Sơ mà thác.

Triệu-nương đương ở phía sau bước ra thấy Thu-Hà nằm bên linh-cữu. Và máu chảy dầm dề, thì thất kinh lật đật lại ôm Thu-Hà mà khóc một hồi, ngó lại thì Thu-Hà đã thác.

Chổ nầy là chỗ chung cuộc của Vỏ-đông-Sơ với Bạch-thu-Hà rồi, tới đây tôi muốn gát bút nghĩ ngơi và nói lớn một tiếng rằng: truyện nầy đã hoàng tất, nhưng e cho liệc quới khán quan xem đến đây thấy giọt máu chung tình lai láng; cái hồn trung liệc quạnh hiu, thế thì cũng có lẻ phiền dạ ức lòng mà trách rằng: tác giả là người rất đoản hậu vô tình, lấy ngọn bút sát nhơn mà giết chết một vị anh hùng với một trang liệc nữ, rồi để đó tồi tàng, mà chẳng cho tống táng.

Vì vậy nên tác giả xin nói tiếp thêm một đoạn sau đây cho được toàn thỉ toàn chung, kẻo ức lòng kẻ đọc: