Giáp Thành Mã Phục Ba miếu

Giáp Thành Mã Phục Ba miếu - 夾城馬伏波廟
của Nguyễn Du

Giáp Thành: nơi ranh giới Việt Nam và Trung Hoa. Mã Phục Ba: tức Mã Viện

Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa

六十老人筋力衰
據鞍被甲疾如飛
殿庭只慱君王笑
鄉里寧知兄弟悲
銅柱僅能欺越女
珠車畢竟累家兒
姓名合上雲臺畫
猶向南中索歲時

Lục thập lão nhân cân lực suy
Cứ an bị giáp tật như phi
Điện đình chỉ bác quân vương tiếu
Hương lý ninh tri huynh đệ bi[1]
Đồng trụ[2] cận năng khi Việt nữ
Châu xa tất cánh lụy gia nhi[3]
Tính danh hợp thướng Vân Đài họa
Do hướng Nam trung sách tuế thì[4]

Người già tuổi sáu mươi thì gân sức suy.
Ông còn mặc giáp nhảy lên ngựa nhanh như bay.
Chỉ chuốc một nụ cười của nhà vua nơi cung điện.
Đâu biết anh em nơi quê hương thương xót cho ông!
Cột đồng chỉ dối được đàn bà con gái Việt.
Chứ như xe ngọc châu chở về, thị lại để lụy cho con cháu ông.
Tên tuổi ông (đáng lẽ) được ghi nơi bức họa Vân Đài.
Sao lại đòi nước Nam hằng năm phải cúng tế?

   




Chú thích

  1. Người em họ Mã Viện là Thiếu Du thấy Mã Viện ham lập công danh, thường than rằng chỉ mua lấy khổ cho thân
  2. Cột đồng Mã Viện dựng lên sau khi diệt được Hai Bà Trưng
  3. Ở Giao Chỉ về, sau khi thắng trận, Mã Viện có chở theo một xe hạt ý dĩ để chữa bệnh tê thấp. Khi Mã Viện chết, có người tố cáo với vua rằng Mã Viện chở một xe châu báu về làm của riêng. Vua giận, vợ con sợ hãi không dám đưa thi hài về quê, phải chôn ở phía Tây kinh thành
  4. Sau khi Mã Viện chết rồi vua Trung Quốc bắt dân Việt lập đền thờ. Đền ở Giáp là một