Gái trả thù cha/Cuốn thứ nhứt/Lớp thứ nhứt

GÁI TRÃ THÙ CHA
TRINH THÁM TIỄU-THUYẾT
Cọng 40 lớp, phân ra làm ba cuốn

Tân-châu, NGUYỂN-CHÁNH-SẮT Kí-thuật
CUỐN THỨ NHỨT

LỚP THỨ NHỨT

Vầng trăng vừa lặng, bóng ác đã dọi vào nhà biện-sự cũa ông chủ một xưởng làm súng ống khí-giới kia tên là Vân-đặt-La (Wandarlhar) vốn dòng Vi-nhỉ-Đình, người nước Huê-kỳ bên châu Mỷ, bốn phía tường nghe rãng rãng tiếng chim, hai bên sỗ thấy phau phau màu tuyết; lúc bây giờ, bỗng có một bợm áo đen, ở trong xó hóc lén lén bước ra, ngó 4 phía vắng người, liền bước thẳng đến gần bàn viết (bureau), đứng sửng lại đó, dường như suy nghĩ đều chi. (Người ấy mình mặc áo đen hình thù vậm vở, đi đứng lẹ làng; trên đầu trùm một miếng vải đen, phủ hết mặt mày, duy chỗ hai con mắt có cẩn hai miếng kiến dày mà tròn, chớp nhán sáng ngời như loài quĩ-mị, xem thấy mà phát sợ phát ghê. (Ấy là thằng ăn cướp mặc áo đen, đầu đãng của một bọn ăn cướp bí-mật kia rất dử tợn bên Huê-kỳ lúc ấy.)

Khi bợm ta đang đứng tại bàn viết mà suy nghĩ chi đó một hồi, rồi ngó xuống bàn viết, thấy có tấm hình cũa ông Vân-đặt-La, con mắt lườm lườm, tuồng như giận dữ, vùng chụp lấy tấm hình xé ra tang nát, rồi quăn xuống đất, lại lấy chơn chà-đạp, hơi giận câm câm. Trong giây phút lại kéo ghế ngồi xuống lấy giấy viết thơ, và viết và ngó chừng 4 phía; hình như sợ hải gắp rút, tay chơn lập cập lưởi cưởi, làm đỗ bình mựt, mựt chảy ra lai láng, lại vấy nhằm tay, liền kéo mí áo đen mà chùi cho sạch mựt. Viết vừa được vài hàng, bỗng nghe nơi thang lầu phía ngoài cửa có tiếng giày trên lầu đi xuống. Bợm-ta thất kinh, liền quăn bút đứng giậy, nép mình vào đứng núp phía sau lưng ghế. May sao người đi xuống lầu ấy không thấy. Té ra người đi xuống lầu ấy là Vân-đặt-La.

Ông nầy tuỗi cận sáu mươi mà hình dung khôi-vĩ, đầu bạc hoa râm mà mặt mày còn sáng láng. Khi bước xuống lầu vừa gặp đứa bồi già tên là Thang-Mậu (Thanmow), ở ngoài bước vào, liền kêu mà bảo rằng: « Mi hảy đi mời hết bọn Y-tài-Nhỉ (Ythargny), chiều hôm nay lối ba giờ đúng, phải tề tập cho đủ mặt tại nhà khách phía tây, ta sẽ mở hội thân-tộc (Conseil de famille) đặng nghị quyết một việc rất nên cần-yếu, chớ nên quên sót. » Than-Mậu vâng lời đi rồi, Vân-đặt-La đứng xớ rớ đó một lát rồi bước rảo ra ngoài.

Ông chủ đi rồi, Hắc-y-Đạo[1] ở sau ghế bước ra viếc nối cho rồi cái thơ, phong lại tử tế đem lại đễ trong cái dỉa trên một cái bàn dửa nhà rồi bước vào đứng núp trong tấm màng dựa nơi xó cửa.

Còn Vân-đặt-La bước rảo ra ngoài hàng ba, ngó qua bên xưởng, thấy khói toả mịch mù, tiếng thợ làm công nghe ầm ầm ạt ạt, thấy nay rồi nhớ lại xưa, trong lòng dường như có đều chi cảm động, đứng sững hồi lâu; vừa muốn sắp lưng trở vào, bỗng thấy ái-nử là nàng Bửu-liêng (Miss Bowling) tay ôm một con bò-câu ở ngoài te te rẹt rẹt[2] xâm xúi bước vào, vừa thấy mặt cha thì mừng rở nhảy nhót và cười và nói rằng: « Nầy cha! Con Đặt-mụ ngày rày nó dử quá đi cha à! Ngày chí tối nó cứ theo rình mò chụp bắt ba con bò-câu mà ăn thịt hoài; con bò-câu nầy bị nó rượt nột quá, nên phải chung vào núp trong một khẩu súng đồng kia, nó cũng chung theo mà bắt cho được, nếu con chẳng thấy thì nó đã xé mà ăn tươi nuốt sống rồi còn gì? » (Đặt-mụ là tên con chó của Bữu-Liêng đang nuôi trong nhà.) Vân-đặt-La nghe con nói dứt lời, vùng nhăn mặt mà trách rằng: « Nay con tuỗi đã trộng rồi mà chưa chịu bỏ cái tánh con nít, ngày chí tối chĩ cứ dởn hớt chơi bời, không biết lo việc nhà chi hết nay cha tuỗi tác đã già, gần đất xa trời, nhắm mắt ngày nào không biết; nếu con mà bỏ bớt được những việc chơi bời cà-rởn, đễ lòng lo lắn gia-sự với cha thì cha mới an lòng, con hãy dè-dặc lấy. Nay cha nói hết cho con nghe, hỗm rày những bà con anh em trong thân-thuộc nhà ta, thường cứ bấu theo mà hạch hỏi cha mải có một việc rằng sở công-xưởng của nhà ta đây, không lẻ mà đễ trống một ngày chẳng có người quãn-lý, hể cha chết rồi thì phải giao lại cho ai kế nghiệp bây giờ?

Con nghĩ đó mà coi, dòng họ ta thì đông, mà ngày nào họ cũng cứ hỏi có bây nhiêu đó mải, thiệt cha lấy làm cực lòng hết sức, nên cha đã định 3 giờ chiều nay hội hết thân-tộc mà nghị quyết việc ấy; con cũng phải vào mà dự hội, vì việc nầy rất có quan hệ cho con lắm. » Bữu-Liêng nói: « Nầy cha! Vậy mà người kế nghiệp cho cha đó có phải là con đây chăng? » Vân-đặt-La gặt đầu mà nói rằng: « Chớ ai, vì cha có một mình con là cốt-huyết mà thôi, ngặt vì cái gia-pháp trong dòng họ ta truyền lại thuở nay đã mấy mươi đời rồi, hễ con gái thì không được quản-lý xuởng làm khí-giới, nên nay không lẻ cha vì thương con mà làm cho hư cái gia-pháp của tổ phụ lưu truyền. Nhưng vậy mà cha đã lo được một kế vạn toàn cho con, rồi đây con sẻ biết, con trẻ chớ lo. » Bữu-Liêng nghe nói gặt đầu rồi bỏ đi thẳng vào nhà trong.

Đây nhắc lại việc Thang-Mậu vâng lời chũ dạy, đi mời bọn Y-tai-Nhĩ xong rồi trở về, đi thẳng vào nhà biện-sự, ngó bốn phía chẳng thấy một ai, bèn thò tay vào túi lấy ve rượu ra kê vào miệng mà nút, lấy làm toại chí vô cùng, thình lình đâu ở trong màng có một cánh tay thò ra rất lớn, chĩ cái thơ đễ sẵn trên bàn mà nói lớn rằng: « Hảy coi cái thơ ấy cho kỷ. » Thang-Mậu dựt mình day lại, thấy cánh tay to lớn thì hoản kinh, ý muốn bước tới giỡ tấm màng lên cho biết là ai. Chẳng dè bị cánh tay to lớn ấy vói xô trúng vai một cái rất mạnh; Thang-Mậu bước tới không được, trong lòng lại càng sợ hải hơn nửa, liền quày trỡ lại và chạy và la; vừa gặp ông chũ bước vào. Thang-Mậu mặt mày tái ngắt, tay chơn rung-rẫy, thuật lại cho chũ nghe. Vân-đặt-La nạt rằng: « Mi chớ nói bậy, đang giữa ban ngày, có đâu lại sanh đều quái dị như thế, họa là mi chiêm-bao chăng? » Thang-Mậu chĩ trời vạch[đính chính 1] đất thề quyết rằng mình chẳng nói bá-vơ. Vân-đặt-La liền theo Thang-Mậu đi thẳng vào nhà biện-sự. Thang-Mậu cứ đứng xa xa mà chĩ tấm màn, chớ không dám bước tới. Vân-đặt-La bước tới giở tấm màn ra, chẳng thấy chi hết, kiếm khắp trong ngoài cũng chẳng thấy một ai. Thang-Mậu tức mình vạch kiếm không sót một chổ; Vân-đặt-La nổi giận mắng rằng: « Mi uống rượu cho no say, rồi bày đều nói hoản cho rộn trí ta, hảy đi ra cho rảnh. » Thang-Mậu tức mình ách ách, song vì không có chứng cớ, chẳng dám cải cọ nữa, nên phải làm thinh cúi đầu riu ríu đi ra.

Thang-Mậu ra rồi, Vân-đặt-La bước lại gần bên cái bàn, chợt thấy phong thơ để trong cái dĩa, ngoài bao lại đề ha hàng chữ như vầy:

Monsieur Vân-đặt-La, Vi-nhỉ-Đình thâu.

Vân-đặt-La lấy làm lạ, liền vói lấy mở ra mà xem, thấy tuồng chữ quều quào, dường như con nít mới học viết. Thơ ấy nói như vầy:

« Bớ nầy Vân-đặt-La!

« Ta đây vẫn là con cháu dòng giống của họ Vi-nhỉ-Đình khi mi chết rồi thì cái xưởng làm súng ống khí-giái ấy phải để cho ta kế nghiệp; nếu mi bỏ phép của dòng họ ta, làm ngang mà nhượng lại cho con gái mi, thì ta ắt giết mi mà răn tội bội nghịch gia pháp. Nay ta nói trước cho mi biết mà giữ mình, ráng dè-dặt lấy. »

Vân-đặt-La xem thơ rồi thì thất kinh, đứng đó ngơ ngẫn một hồi rồi bỏ phong thơ vào túi, bước ngay lại bàn viết, thấy trên bàn mựt đỗ tèm-lem, tấm hình của mình lại[đính chính 2] bị xé nát quăn đầy dưới đất. Chừng đó Vân-đặt-La lại càng sợ hải hơn nữa, mới biết lời của Thang-Mậu nói khi nảy chẳng phải là đặt đều; nhơn nghỉ thầm rằng: « Người nào[đính chính 3] đây chắc có thâm cừu túc oán chi với ta, nên mới giận dử, đến đổi xé nát tấm hình cũa ta mà bỏ. Nhưng ta lấy làm la một đều là lúc Thang-Mậu thấy nó thì sợ hoản mà chạy ra, kế gặp ta rồi trỡ vào liền, không đầy hai ba phút đồng hồ, mà tìm kiếm khắp nơi sao không thấy hình dạng chi hết; vậy chớ nó đi vào ngã nào, thiệt là lạ quá. » [đính chính 4] Vân-đặt-La cứ đứng suy nghĩ hoài, rồi sực nhớ lại cái địa-đạo[3] ở trong nhà mình.

(Nguyên cái địa-đạo nầy ở tại phòng biện-sự, bình thời thì có đễ một cái ghế rất to và nặng mà che lấp, chẳng ai thấy được, có khi trót năm cũng chẳng hề động tới cái ghế ấy một lần, nơi vách phía lưng cái ghế ấy có một cái máy nhỏ, hình như nút áo, hễ lấy ngón tay mà nhận cái nút ấy một cái thì tự nhiên cái cữa địa-đạo mở hoát ra, còn khi khép lại thì liền vo như tấm vách, chẳng có lằng có dấu chi hết, nên khó mà biết được. Cái đường ấy nó trỗ thấu ra tới chỗ cái hình-đồng của ông Thĩ-Tỗ họ Vi-nhĩ-Đình dựng nơi phía sau vườn. Trên thì cái hình-đồng, còn phía dưới chơn thì xây bằng đá và gạch vuôn vức độ 4 thước tây, tư bề liền-lạc chẳng có lằng kháp chút nào. Nhưng cũng có đặt máy, đễ mỡ khép ra vào chẳng ai biết được; bề ngoài tuy coi thì liền lạc hết, song hể biết mà nhận cái máy ấy thì có cữa mở ra liền. Đó là chỗ yết-hầu, để ra vào nơi địa-đạo vậy.

Cái đường ấy trừ Vân-đặt-La ra thì chẳng có ai biết được, tuy ái-nữ của ỗng là nàng Bữu-Liêng và tên bồi ruột là Thang-Mậu cũng chẳng biết được chỗ bí-mật ấy.)

Khi ông Vân-đặt-La nhớ đến cái địa-đạo ấy, thì nghi cho bợm nọ núp ẩn ra vào tại đó mà thôi, liền lấy súng sáu cầm tay, lén nhận nút máy cho cữa mỡ ra rồi bước vào địa-đạo đi thẳng ra đến dưới chơn hình-đồng, tìm kiếm hết sức mà không thấy tông-tích chi ráo. Thối chí ngã lòng, trở về đến phòng biện-sự, trong lòng rối loạn, ngồi suy nghĩ một mình rằng: « Đã đến cái cảnh như vầy, thì cũng là nguy-hiểm cho ta lắm chớ phải chơi gì. Tuy lời trong thơ ấy là lời hâm dọa mặt dầu, song mà đứa phĩ-đồ nó biến huyễn như vầy, thì ta cũng chẳng nên chẳng phòng. »

Suy nghĩ hồi lâu, dường như đã lo được kế chi; liền vội vả đứng giậy bước ra. (Tắc lớp nầy hát qua lớp khác).
  1. Hắc-y-Đạo là thằng ăn trộm mặc áo đen, mà nếu nói thằng ăn trộm mặc áo đen thì lòng thòng dài quá; nên kêu Hắc-y-Đạo cho gọn hơn.
  2. Con gái bên Mỷ việc cữ chỉ mau mắn lẹ làng, sánh với việc cữ chỉ hòa huởn ôn tồn của đờn-bà con-gái bên cỏi Á-đông ta, khác nhau xa lắm.
  3. Địa-đạo là đào hang làm đường đi ở dưới đất.
  1. Gốc: Mi chớ nói b được sửa thành Mi chớ nói bậy, đang giữa ban ngày, có đâu lại sanh đều quái dị như thế, họa là mi chiêm-bao chăng? » Thang-Mậu chĩ trời vạch: chi tiết
  2. Gốc: ại được sửa thành lại: chi tiết
  3. Gốc: vào được sửa thành nào: chi tiết
  4. Gốc: đang giữa bang ngày, có đâu lại sanh đều quái dị như thế, họa là mi chiêm bao chăng? » Thang-Mậu chĩ trời vạch được sửa thành : chi tiết