Dụ tứ phương cần vương đối Tây Sơn hịch

Dụ tứ phương cần vương đối Tây Sơn hịch  (1788) 
của Lê Huy Dao

Dụ tứ phương cần vương đối Tây Sơn hịch (谕四方勤王对西山檄) nghĩa là Hịch dụ bốn phương giúp vua chống Tây Sơn là bài hịch bằng chữ Nôm của Dao Trì bá Lê Huy Dao, viết mùa xuân năm Mậu Thân (1788) thay mặt vua Chiêu Thống kêu gọi người dân đánh lại Tây Sơn. Bài hịch này chép trong tập Lữ Trung Ngâm (旅中吟), mã số R.1481 tại Thư viện quốc gia Việt Nam.

   

Nguyên văn chữ Nôm "Dụ tứ phương cần vương đối Tây Sơn hịch" trong tập "Lữ Trung Ngâm" được Thư viện quốc gia Việt Nam số hóa.


Chữ Nôm[1] Chữ Quốc ngữ

我冲人若曰
頭三綱󰑼𨅸君臣技高𥰊拱感弹螉見
蹎天下意𩔗夷狄倒𠁑𨕭之容態獴羝
𢚸恆油産󱖕𡗶
義奇沛󱳮詧渃
茹渃些
藍山曳跡
皇祖𦋦威
󰠵吳平鄧業伯王𡗄𨒒󰬾道𨷑茫𦊚𣷭擛安坤量德
自滅莫扔權帥府󰭺堆𤾓𫷜𢷀扱閍方拯怨意󰑼恩
𠁑𡗶兜拱宗周
外𡎝故之猾夏
盎鋒鏑𪖫㐫昴湿鎌曹蔑䙊渃空㵢
准金湯𤌋𠖯碧𣻆焒項𠃩層𩄲拱慘
在棘𡥵駝蔓莫
巢林丐燕塢依
丕許婚仃先志悶之㐱戾殘民𢧚割愛
麻通使呵藐躬渚特拱筭安渃沛連和
倒顛奈態意本常
濁亂計番尼󰑼𠇍
吝𨷯空宮淹銙假尊扶朱怛䂨整居
隻車遠塞驅尋詐迎立抵𢱖𢚸始祔
塘故道鴻毛𧺃勒
沔神京鱗介腥音
安攘油拯夷吾礼樂衣冠移態𡳵
掃滅󰂇空驃騎山河城郭恪𪤍初
胡雛覆晋可爫𦎛
戎羯亂唐群底𨁪
󰬷驩愛傕粮吏另○㐌殘󰮂意𠄩州
平京都变夏爫夷害乙及外尼各鎮
𨀈渃征荣󰡫意
𢚸𠊛󱳮料爫牢
穉踈𢧚餒阻訌羕𪽝一人有罪
散作及干紛亂可傷萬姓何辜
離城避敵拱󰑼權
合渃復詧陀産󰟨
外藩閫檄𣯡𢭂𩧍𥙩朔方爫准收兵
𠁑行营旗義𫗄𩙻𢯦擼珥水訂𣈗返旆
祖德宗功仃令妬
中臣義士落𩔗兜
几鼎鍾曾𥘀君恩水雷意經綸大會
沔田井拱洳帝力芹懪󰑼施报恆情
󰂇咍共濟艰难
体乙与同休庆

Ngã xung nhân nhược viết[2]:
Đầu tam cương[3] là đấng quân thần, chia cao thấp, cũng cảm đàn ong kiến
Chân thiên hạ ấy loài di địch[4], đảo dưới trên, chi dong thói muông dê
Lòng hằng[5] dù sẵn lẽ trời
Nghĩa cả phải lo thù nước
Nhà nước ta:
Lam sơn dấy tích
Hoàng tổ ra uy
Trải Ngô[6] bình dựng nghiệp bá vương, gồm mười ba đạo[7] mở mang, bốn biển dẹp yên, khôn lượng đức
Từ diệt Mạc nảy quyền soái phủ, lẻ đôi trăm năm rủ chắp[8], muôn phương chẳng oán, ấy là ân
Dưới trời đâu cũng tông Chu
Ngoài cõi cớ chi hoạt Hạ
Áng phong đích[9] mũi hông máu thấp, gươm Tào, vạt dải nước không trôi
Chốn kim thang[10] khói ngút biếc tuôn, lửa Hạng, chín tầng mây cũng thảm
Tại cức con đà man mác[11]
Sào lâm cái yến ủ ê[12]
Vậy hứa hôn đành tiên chí muốn chi, chỉn luỵ tàn dân nên cắt ái[13]
Mà thông sứ há miểu cung[14] chớ được, cũng toan yên nước phải liên hoà[15]
Đảo điên nài[16] thói ấy vốn thường
Trọc loạn[17] kể phen này là mấy
Lần cửa không cung êm khoá, giả tôn phù cho đắt chước chỉnh cư[18]
Chiếc xa viễn tái khu tìm, trá nghênh lập để mua lòng thuỷ phụ[19]
Đường cố dạo hồng mao[20] đỏ rực
Miền Thần Kinh lân giới[21] tanh om
An nhương dù chẩng Di Ngô, lễ nhạc y quan dời thói cũ
Tảo diệt ví không Phiêu Kị, sơn hà thành quách khác nền xưa
Hồ sồ phúc Tấn[22] khá làm gương
Nhung Yết loạn Đường còn để dấu
Vả Hoan Ái[23] thôi lương lại lính, quấy đã tàn trong ấy hai châu
Bằng kinh đô biến hạ làm di[24], hại ắt kịp ngoài này các trấn
Bước nước chênh vênh thế ấy
Lòng người lo liệu làm sao
Trẻ thơ nên nỗi trở hồng, dường bởi nhất nhân hữu tội
Tan tác gặp cơn phân loạn, khá thương vạn tính hà cô[25]
Lìa thành tị địch cũng là quyền[26]
Họp nước phục thù đà sẵn thế
Ngoài phiên khổn hịch lông[27] sao ruổi, lấy sóc phương[28] làm chốn thu binh
Dưới hành dinh cờ nghĩa gió bay lay, trỏ Nhị thuỷ[29] đính ngày phản bái
Tổ đức tông công đành rành đó
Trung thần nghĩa sĩ lạc loài đâu
Kẻ đỉnh chung từng nặng quân ân, thuỷ lôi ấy kinh luân đại hội[30]
Miền điền tỉnh cũng nhờ đế lực, cần bộc là thi báo hằng tình[31]
Ví hay cộng tế gian nan[32]
Thế ắt dữ đồng hưu khánh[33]




Chú thích

  1. Cài đặt font Nom Na Tong Light của Vietnamese Nôm Preservation Foundation (Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Việt Nam) để hiển thị đầy đủ các chữ.
  2. Ta dại trẻ nói rằng.
  3. Tam cương - Ba mối quan hệ quan trọng của Nho giáo: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ).
  4. Di địch - Có những nho sĩ nhà Lê coi Tây Sơn là quân xâm lược mọi rợ.
  5. Lòng hằng - Tấm lòng tốt sẵn có, thường có.
  6. Ngô - thời Lê người ta dùng từ Ngô để chỉ người Trung Quốc.
  7. Mười ba đạo - Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Trung Đô phủ.
  8. Rủ chắp - rủ áo chắp tay
  9. Phong đích - mũi giáo đầu tên
  10. Kim thang - thành bằng vàng, hào nước sôi. Chỉ chốn kinh đô
  11. Con lạc đà lạc trôi trong bụi gai - Sách Tĩnh khi nhà Tấn sắp loạn chỉ tượng con lạc đà trước cửa cung Lạc Dương nói: "sẽ thấy mày trong bụi gai"
  12. Con yến làm tổ trong rừng - ý chỉ vua Chiêu Thống đang lưu lạc trong dân gian.
  13. Ý nói vua Cảnh Hưng không muốn gả Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ, nhưng vì lo dân chúng bị hại nên phải gả.
  14. Miểu cung - thân mọn
  15. Ý nói vua Chiêu Thống nhân nhượng với Tây Sơn vì lo cho quốc gia
  16. Nài - đành vậy, là điều hiển nhiên
  17. Trọc loạn - quấy loạn
  18. Chỉnh cư - ngồi yên vị. Nói về lúc Nguyễn Hữu Chỉnh cầm quyền, cửa cung nhà vua khóa chặt không người ra vào
  19. Nói về Vũ Văn Nhậm lập Lê Duy Cận làm Giám quốc để mua chuộc lòng dân.
  20. Hồng mao - Lông đỏ. Một từ miệt thị của dân Bắc Hà để chỉ Tây Sơn. Nhưng trong câu này tác giả dùng chữ 鴻 tức chim hồng để đối với lân giới ở câu sau
  21. Lân giới - vảy cá tôm
  22. Hồ sồ phúc Tấn - con chim non tộc Hồ (các tộc du mục phía Bắc Trung Quốc) đã phản lại nhà Tấn
  23. Hoan Ái - Hoan Châu và Ái Châu, tên cổ thời Bắc Thuộc của Nghệ An và Thanh Hoa
  24. Hạ - văn minh ; Di - mọi rợ
  25. Vạn tính hà cô - Trăm họ nào có tội gì.
  26. Quyền - quyền đối với thế ở câu sau. Nhưng cũng có nghĩa là tạm.
  27. Hịch lông - hịch cấp tốc.
  28. Sóc phương - phương Bắc.
  29. Nhị thủy - sông Hồng.
  30. Những kẻ ăn lộc nhà nước, khi gặp cơn giống tố, chính là cơ hội để trổ tài.
  31. Những kẻ làm ruộng cũng ăn lộc nhà vua, thì nay nên báo ơn để tỏ lòng thành.
  32. Cùng nhau vượt gian nan.
  33. Cùng nhau hưởng vui mừng.

 

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.