Chiếu dời đô  (1010) 
của Lý Thái Tổ

Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu (遷都詔) là văn bản được cho rằng do vua Lý Thái Tổ tự tay viết và ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay) ra thành Đại La (Hà Nội ngày nay)

Trích dẫn từ Chiếu dời đô của Wikipedia, bách khoa toàn thư mở.

   

Chiếu dời đô bản dịch Quốc ngữ
遷都詔 Thiên đô chiếu

昔商家至盤庚五遷,周室迨成王三徙。豈三代之數君徇于己私,妄自遷徙。以其圖大宅中,為億萬世子孫之計,上謹天命,下因民志,苟有便輒改。故國祚延長,風俗富阜。而丁黎二家,乃徇己私,忽天命,罔蹈商周之跡,常安厥邑于茲,致世代弗長,算數短促,百姓耗損,萬物失宜。朕甚痛之,不得不徙。

Tích Thương gia chí Bàn Canh[1] ngũ thiên[2], Chu thất đãi Thành Vương[3] tam tỉ[4]. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp[5] vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.


況高王故都大羅城,宅天地區域之中,得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位,便江山向背之宜。其地廣而坦平,厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困,萬物極繁阜之丰。遍覽越邦,斯為勝地。誠四方輻輳之要會,為萬世帝王之上都。

Huống Cao Vương[6] cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.


朕欲因此地利以定厥居,卿等如何?

Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?




Chú thích

  1. Bàn Canh: Vua thứ mười bảy của nhà Thương
  2. Năm lần dời đô: Vua Thang (Thành Thang) đóng đô ở phía đông nam huyện Thương Khâu (thuộc tỉnh Hà Nam bây giờ). Trọng Đinh dời đô đến huyện Thành Cao (thuộc tỉnh Hà Nam). Hà Đản Giáp đời đô đến phủ Chương Đức (cũng thuộc tỉnh Hà Nam). Tổ Ất dời đô đến phủ Thuận Đức (tỉnh Hà Đông bây giờ). Bàn Canh dời đô đến huyện Yên Sư (hay Ân Sư thuộc tỉnh Hà Nam)
  3. Thành Vương: vua thứ ba nhà Chu
  4. Ba lần dời đô: Chu Văn Vương đóng đô ở phía đông tỉnh Thiểm Tây. Chu Vũ Vương dời đô đến huyện Tương Yên (tỉnh Thiểm Tây). Chu Thành Vương dời đô đến huyện Lạc Dương (tỉnh Hà Nam)
  5. Nơi đây, ý chỉ Hoa Lư, kinh đô của nhà Đinh do Đinh Bộ Lĩnh sáng lập và nhà Tiền Lê do Lê Hoàn sáng lập. Lúc Lý Công Uẩn mới lên ngôi, kinh đô của nhà Lý vẫn còn ở đó
  6. Tức Cao Biền, quan đô hộ Giao Châu của nhà Đường vào khoảng các năm 864-875. Cao Biền đắp thêm thành Đại La vào khoảng năm 866


 

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.