Cổ nhân đàm luận/60
60. — THIỆT CHIẾN QUẦN NHO
Khổng-minh sang du-thuyết bên Đông-Ngô. Trước khi cho vào yết-kiến, Tôn-Quyền muốn thử tài Khổng-minh, mới sai tụ cả các bậc anh-tuấn bên Giang-Đông cho ra mắt trước, rồi sẽ lên triều-đường bàn việc. Khổng-minh đến nơi, thấy dưới trướng các quan văn võ, mũ cao áo rộng, ngồi chỉnh tề chờ mình rồi, Khổng-minh cứ ung-dung chào từng người, hỏi họ tên, rồi ngồi bên vị khách. Bỗng có Trương-Chiêu là bậc mưu-sĩ có tiếng bên Giang-Đông, gợi chuyện hỏi Khổng-Minh rằng: « Chiêu tôi là kẻ học-trò nghèo bên Giang-Đông, thường được nghe tiếng ông nằm cao trong Long-Trung ví mình với Quản-Trọng, Nhạc-Nghị, chẳng biết lời ấy thực hay hư? Khổng-Minh đáp: « Phải, Lượng tôi cũng có nhún mình mà ví thế. » Chiêu nói: « Tôi nghe Lưu-Bị ba lần đến cầu ông ở lều danh, may được ông, như cá gập nước, toan muốn lấy sạch cả Kinh-Tương, nay chái lại, có một buổi sáng mà về tay Tào-Tháo hết, thế là ý sao? » Khổng-Minh đáp: « Kế lấy đất Hán-Thượng thì dễ như chơi, hiềm vì chủ ta muốn làm điều nhân nghĩa không muốn cướp cơ-nghiệp của người đồng-tông, nên không thèm lấy. Lưu-Tôn là đứa trẻ thơ, tin lời nịnh, ra hàng Tào, cho nên Tháo mới lộng-lẫy được. Nay chủ ta đóng quân ở Giang-Hạ, sẽ có kế khác, kẻ tầm thường hiểu sao được. » Chiêu nói: « Nếu thế thì ra: ông việc làm cùng nhời nói khác nhau. Ông đã ví mình như Quản-Trọng, Nhạc-Nghị, mà Quản-Trọng thì xưa giúp Tề-Hoàn-Công bá được chư hầu, còn Nhạc-Nghị xưa giúp nước Yên, hạ được 70 thành nước Tề, hai người ấy thực cớ tài tế thế. Còn như ông nay, trước ở lều danh, xếp gối ngồi cao, nay ra giúp Lưu-Bị, nên phải vì dân mà trừ kẻ loạn tặc chứ! Nay tôi xem ra, khi Lưu-Bị chửa tìm được ông, còn tung hoành được; nay được ông về giúp, thì ai ngờ thấy quân Tào mới đến đã bỏ giáp vất đao mà chạy. Trên không báo được ơn Lưu-Biểu, dưới không giúp được con côi, bỏ Tân-Dã chạy ra Phàn-Thành, thua Đương-Dương chạy ra Hạ-Khẩu, đến đây không chỗ dong thân, như thế chẳng hóa ra từ khi Lưu-Bị được ông về giúp lại kém trước dư? Quản-Trọng, Nhạc-Nghị xưa chắc là không thế, mấy lời quê kệch, có chỗ nào ngu, xin ông đừng chấp. » Khổng-Minh đáp: « Chí chim bằng nhiều khi các chim nhỏ không hiểu thấu, người bệnh nặng, trước hết phải cho uống nước cơm nước cháo, hòa thuốc vào ít một cho uống, bao giờ phủ tạng điều-hòa bấy giờ mới bỏ vào cá thịt, dùng thuốc mạnh mà chị, thì gốc bệnh mới tiệt. Nếu bệnh còn nặng, phủ còn yếu, bổ ngay bằng vị ngon, thuốc thang không phục, khó mà bảo-toàn được. Chủ ta trước thua ở Nhữ-Nam, đến nhờ Lưu-Biểu, binh ít, tướng cô, khác nào lúc người ta đương bệnh nặng yếu-đuối. Tân-Dã là huyện nhỏ, chẳng qua chủ ta đến tạm nương đó mà thôi. Binh không sẵn, thành không bền, quân không luyện, lương không đủ, thế mà đốt được đồn Bác-Vọng, dùng nước sông Bạch-Hà, làm cho Tào-Nhân mật vỡ lòng run, thiết tưởng Quản-Trọng, Nhạc-Nghị ngày sưa dùng binh cũng đến thế. Còn như trận Đương-Dương thua là vì có vài vạn dân theo, không nỡ bỏ, nên binh đi chậm, đành chịu thua. Ít không địch được nhiều là lẽ thường. Sưa Cao-Tổ, thua luôn với Hạng-Vũ, sau chỉ một trận ở Cai-Hạ là thành công chẳng phải là mẹo tài của Hàn-Tín đó dư? Hàn-Tín thờ Cao-Tổ lâu, trận thường thua mà sau được, bởi vì người ta đã có chủ-đích, cứ tuần-tự mà làm, bất nhật cũng phải đến nơi, không như cái lũ khoác lác hư danh, ngồi một só mà bàn thì không ai bằng, làm đến việc thì hỏng, chỉ làm chò cười cho thiên-hạ ». Chiêu không thở được câu nào nói nữa. Bỗng lại có một mưu-sĩ là Ngu-Phiên hỏi rằng: « Nay Tào-Tháo quân 100 vạn, tướng 1000 viên, định nuốt không Giang-Hạ, ông bảo làm sao? » Khổng-Minh đáp: « Tháo thu quân Viên-Thiệu, nhặt quân Lưu-Biểu, những quân táp nham ấy có sợ gì. » Phiên cười nói rằng: « Đi cầu cứu còn không song, còn nói không sợ, thực là nói khoác ». Khổng-Minh đáp: « Chủ ta lui về Hạ-Khẩu là còn chờ cơ giời, nay Giang-Đông đây, binh tinh lương đủ, có sông núi hiểm chở, thế mà các ông còn muốn uốn gối ra hàng giặc, không sợ chê cười. Sem thế thì đủ biết Ngô là dát, mà chủ ta thực không sợ giặc Tháo. » Phiên không sao đáp được nữa. Bỗng lại có một mưu-sỉ là Bộ-Trắc lên tiếng hỏi rằng: « Ông muốn bắt chước Tô-Tần Trương-nghi sang làm thuyết khách ở Giang-Đông này chăng? » Khổng-minh đáp: « Ông nên biết Tô-Tần và Trương-nghi cũng là hào-kiệt không phải phường nói mép, Tô-Tần đeo ấn tướng 6 nước, Trương-nghi hai phen làm tướng Tần, hai người dù có nói mép, còn hơn các bọn dút-dát, mới nghe dặc đến đã định hàng, các ông không nên cười hai người ấy. » Trắc nín mất. Bỗng lại có một mưu-sỉ là Tiết-Tung hỏi rằng: « Thế ông cho Tháo là người thế nào? ». Khổng minh đáp: « nó là giặc, can gì còn phải hỏi » Tung nói: « Thế thì ông nhầm, số giời nhà Hán sắp hết, thiên-hạ chia ba, vào tay Tháo đã hai phần, duy có chủ ông không biết thiên thời. còn gượng chanh với Tháo, khác nào chứng chọi với đá, gì chẳng tan », Khổng-minh đáp: « Ông nói câu ấy, thực là vô quân vô phụ, người ta sinh ra ở đời phải có chung hiếu làm đầu. Ông, đã làm tôi nhà Hán trước, nay thấy kẻ vô đạo, phải tìm cách mà diệt đi mới phải, nay Tháo ăn lộc nhà Hán, lại muốn cướp nhà Hán, thiên hạ ai chẳng dận hờn, thế mà ông lại bảo là lòng giời, thực ông không đáng mở mồm ra mà nói ở chốn này, thôi im đi ». Tung thẹn quá nín mất bỗng lại có mưu-sỉ là Lục-Tích hỏi rằng: « Tháo tuy là mượn tiếng thiên tử làm loạn, nhưng cũng là dòng dõi ông tướng-quốc Tào-Tham ngày sưa, còn như Lưu-Bị tự sưng là dòng dõi Tĩnh-Vương, sét không có bằng cứ nào, hiện ai cũng biết chỉ là một thằng dệt chiếu đóng dép, sánh với Tháo sao được? ». Khổng-Minh cười đáp rằng: « Ông có phải người ăn cắp quít trong tiệc Viên-Thuật đó không, xin hãi ngồi vểnh tai mà nghe ta dảng cho: Tháo đã là con cháu tướng-quốc, thì là đời đời làm tôi nhà Hán, nay dám chuyên quyền khinh nhờn vua, như thế không những là loạn thần nhà Hán, lại còn là con bất hiếu họ Tào. Chủ ta đường đường một vị tôn thất, Hoàng-Đế hiện đã sét gia-phả mà phong-tước cho. Vả chăng Cao Tổ sưa, mất thân làm đình trưởng, mà được thiên-hạ, huống chi dệt chiếu bàn dầy cũng là nghề, có điều gì là nhục. Kiến thức ông còn trẻ con, không nên ngồi nói truyện với cao-sĩ. » Tích nín tịt, bỗng lại có Nghiêm-Tuấn hỏi rằng: « Ông chỉ già mồm lẩn nhẽ, không phải là chính đạo, nay bất tất hỏi lôi thôi việc khác, hãi sin hỏi ông đã học những sách gì? » Khổng-minh đáp: « Tìm từng chương, dò từng câu, ấy là đồ hủ nho, sao dựng được nghiệp cả. Ngày xưa Y-Doãn cầy ở đất Sần, Tử-nha câu trên sông Vị, Trương-Lương, Trần-Bình, Đặng-Vũ, đều là những người có tài dúp nước, mà không biết ngày thường học sách vở gì, chắc hẳn các ông ấy không bắt chước bọn thư sinh, khư khư ở vòng nghiên bút, múa câu văn, quét ngòi bút, mới đủ được đạo dúp nước ư? » Tuấn chịu thua, lại có Đức-Khu lên dọng nói: « Ông chỉ được bộ nói khoác, nghe là dỏi, vị tất có thực học, tôi chỉ sợ nho giả cười cho thôi. » Khổng-minh đáp: « nho cũng có nho quân tử, nho tiểu nhân; nho quân tử thì trung quân ái quốc, dữ chính ghét tà, chăm những sự ơn khắp đời, để tiếng về sau, nho tiểu nhân thì chỉ chăm văn chương, nghiên bút, phú kinh, bút múa thì hay, duột thì dỗng tếch, sem như Dương-Hùng, văn chương có tiếng mà khuất mình đi thờ Vương-mãng, rồi cũng đến deo đầu xuống gác mà chết, thế là nho tiểu nhân. » Khu lại tịt nốt thế là cả tụi quần nho ở Giang-Đông thua một mình Gia-cát, song vào yết kiến ngô-Quyền, Quyền cũng sợ là người tài.