Cổ nhân đàm luận/37
37. — NGHÈO VÌ ĐÂU ?
Tử-Tang là bậc cao-sĩ rất nghèo đời Xuân-Thu. Một hôm giời mưa, có người bạn là Tử-Dư đem gạo lại cho. Tang đang đánh đàn hình như than khóc, líu-nhíu não-nuột nghe như: Cha ư? mẹ ư? giời ư? người ư? Dư hỏi sao lại đàn thế? Tang đáp: « Tôi nghĩ mãi, không biết từ đâu đến nỗi cùng-cực thế này. Nào phải cha mẹ tôi muốn cho tôi nghèo-khổ đâu? Có phải giời đất bắt riêng một tôi nghèo đâu? giời đất coi ai cũng như ai, không che-chở riêng ai. Hay tại người ư? Tôi muốn tìm cho biết tự đâu mà ra sự cực khổ. » Dư đưa gạo cười mà đáp rằng: chẳng phải tại giời đất, cha mẹ, mà cũng không phải tại người. Ấy là tại mình cả, số mịnh sui ra thế nên phải chịu. Nếu cứ chách mình, mang lấy tài làm chi cho cực, bởi bác giầu về chữ « hiền » rồi, nên phải kém đường danh lợi, nếu bác thế mà lại giầu nữa sang nữa, chả hóa ra Tạo-hóa không công rư, ấy là phép thừa-trừ của ông Tạo đó. Bác nên vui lòng mà nhận lấy cái cực như bác, ấy là kho vàng đạo-đức đó! ».