23. — HẠNG-THÁC

Đức Khổng-Tử một hôm, đem các học-trò theo ngồi trên xe đi chơi. Dữa đường gập lũ trẻ con đang nô-đùa, trong bọn có một đứa trẻ mặt mũi khôi-ngô, đứng im không đùa. Khổng-Tử dừng xe lại hỏi: đứa trẻ sao không vui đùa? Đứa trẻ đáp: « Đùa là vô-ích, áo rách khó vá, trên buồn lòng cha mẹ, dưới sô-đẩy với anh em, vừa nhọc mà không bổ-ích, hay gì mà chơi, nên không chơi ». Nói song cúi đầu nhặt ngói đắp nên một cái thành dữa đường. Khổng-Tử mắng: « Sao mày không chánh xe ». Đứa trẻ đáp: « Từ xưa đến nay, xe phải chánh thành, có bao giờ thành lại phải chánh xe ». Khổng-Tử xuống xe bảo rằng: « Mày hãi còn trẻ tuổi mà sao làm chuyện dả-dối vậy? » Đứa trẻ đáp: « Người sinh ba tuổi, đã biết có cha mẹ; con thỏ sinh được ba ngày, đã biết chậy đi; con cá sinh ba ngày, đã biết bơi nơi dang hồ, ấy là phép giời tự nhiên, sao lại bảo là dả-dối được ». Khổng-Tử nói: « Mày ở quê nào, tên gì, họ gì? » Đứa trẻ đáp: « Tôi họ Hạng tên Thác, quê ở Phiên-Hương ». Khổng-Tử nói: « Ta muốn đem mày đi chơi, bằng lòng chăng? » Thác nói: « Tôi còn cha già, còn ở nhà phải thờ-phụng; tôi còn mẹ hiền, còn ở nhà phải kính nuôi; tôi có anh hiền, còn ở nhà phải kính thuận; tôi có em ngu, còn ở nhà phải dậy bảo; tôi có thầy học, còn ở nhà phải học tập, không thể đi chơi được ». Khổng-Tử nói: « Trong xe ta, có 32 con cờ, mày đánh cờ với tao, bằng lòng không? » Thác nói: « Thiên-tử mà cờ bạc thì bốn bể không yên; chư-hầu mà cờ bạc thì loạn cương-kỷ, học trò mà cờ bạc thì bài vở sao-nhãng; tiểu-nhân mà cờ bạc thì nhà cửa bần-bách; nô tì mà cờ bạc thì phải đòn vọt; làm ruộng mà cờ bạc thì cầy cấy mất mùa, vậy thì tôi không thể chơi cờ với ngài được ». Khổng-Tử nói: « Tao với mày muốn ra bình thiên hạ, ý mày thế nào? » Thác đáp: « Thiên-hạ thì bình làm sao được, có núi cao, có sông hồ, có Vương-hầu, có tôi tớ. Núi cao mà bình thì chim muông ở vào đâu? Sông hồ mà bình thì cá dải ở vào đâu? Vương-hầu mà bình thì dân trông vào đâu? Tôi tớ mà bình thì lấy ai sai khiến? Thế thì bình làm sao được? » Khổng-Tử hỏi: « Thế mày có biết lửa nào là không có khói, nước nào mà không có cá, núi nào không đá, cây nào không cành, người nào không vợ, vợ nào không chồng, châu nào không sừng, ngựa nào không vó, đực nào không cái, cái nào không đực, thế nào là quân-tử, thế nào là tiểu-nhân, thế nào là không đủ, thế nào là có thừa, thành nào không chợ, người nào không chữ? » Thác đáp: « Lửa đom đóm không có khói, nước giếng không có cá, núi đất không đá, cây khô không cành, người tiên không vợ, ngọc nữ không chồng, châu đất không sừng, ngựa gỗ không vó, đực góa không cái, cái góa không đực, hiền gọi quân-tử, ngu gọi tiểu-nhân, ngày đông không đủ, ngày hạ có thừa, thành vua không chợ, kẻ dốt không chữ. » Khổng-Tử lại hỏi: « Mày có biết giời đất thế nào là kỷ-cương, âm dương, thế nào là chung thủy, đâu là tả, đâu là hữu, đâu là trong, đâu là ngoài, ai là cha, ai là mẹ, ai là chồng, ai là vợ, gió tự đâu mà lại, mưa tự đâu mà đến, mây tự đâu mà ra, sương tự đâu mà bốc, giời đất xoay vần bao nhiêu dậm? ». Thác đáp: « chín chín tám mươi mốt, là kỷ-cương giời đất; tám chín bẩy mươi hai, là âm dương chung thủy; giời là cha, đất là mẹ, mặt giời là chồng, mặt giăng là vợ, đông là tả, tây là hữu, trong là trong ngoài là ngoài, gió tự hang mà lại, mưa tự mây mà đến, mây tự núi bể mà ra, sương tự đất mà bốc, giời đất xoay vần có nghìn nghìn vạn vạn dậm, biết đâu mà kể ». Khổng-Tử lại hỏi: « Mày bảo cha mẹ thân hay vợ chồng thân? » Thác nói: « Cha mẹ thân hơn vợ chồng. » Khổng-Tử nói: « Vợ chồng sống cùng chăn, chết cùng huyệt, sao lại bảo cha mẹ thân hơn? » Thác nói: « Người không vợ như xe không bánh. Không bánh bảo làm thì được bánh; vợ chết lại lấy, lại có vợ, gái ngoan tất tìm chồng đảm, một sóm 10 nhà, tất có nhà khá; 3 cửa sổ, sáu dèm cheo, không bằng một ánh sáng cửa lớn; muôn sao sáng không bằng một giăng sáng, công đức cha mẹ, sao lại không thân? » Khổng-Tử khen rằng: « Đây quả thực là người hiền, thực là người hiền! » Thác nói: « Thưa ngài, ngài hỏi tôi điều chi, tôi đều giả lời hết, nay tôi muốn hỏi lại ngài một điều, sin ngài chỉ bảo: Ngỗng, vịt tại sao mà nổi; hồng nhạn tại sao mà kêu to, tùng bách tại sao mà đến mùa đông lại xanh? » Khổng-Tử đáp: « Ngỗng vịt nổi là tại chân vuông, hồng nhạn kêu to là tại cổ dài, tùng bách đông xanh là tại duột đặc. » Thác nói: « Ngài dậy sai, không phải, thế con cá, con dải, chân vuông đâu mà cũng nổi, con cóc con ễnh ương, cổ dài đâu mà cũng kêu to, cây cây trúc duột đặc đâu mà cũng đông xanh. » Rồi lại hỏi rằng: « Thưa ngài, trên giời nhay-nháy có bao nhiêu sao? » Khổng-Tử nói? « Hãi cứ nói việc dưới đất, biết đâu việc trên giời ». Thác nói: vâng thế thì dưới đất nhung-nhúc có bao nhiêu nhà? » Khổng-Tử nói: « Hãi nói chuyện trước mắt, việc gì nói những việc đâu đâu ». Thác nói: « Vâng, thế thì trước mắt ngài đây, trên mi tôi có nhiêu lông mày? » Khổng-Tử cười mà không đáp, ngảnh lại bảo các học-trò rằng: « Hậu sinh khả úy ». Rồi ngài lên xe đi.