Biên dịch:Cảm tác (Nguyễn Khuyến)

(Đổi hướng từ Cảm tác (Nguyễn Khuyến))
Xem tác phẩm có tựa đề tương tự tại Cảm tác.
Cảm tác - 感作
của Nguyễn Khuyến, do Wikisource dịch từ Văn ngôn
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa Bản dịch của Wikisource

墨綬銅章十二年,
此身日望聖朝憐。
病因多事且休矣,
腹有一餐猶果然。
去國豈無朋輩在,
歸家未必子孫賢。
曚曨把盞從今事,
祇恐遺洿到簡編!

Mặc thụ đồng chương thập nhị niên,
Thử thân nhật vọng thánh triều liên.
Bệnh nhân đa sự thả hưu hĩ,
Phúc hữu nhất xan do quả nhiên.
Khứ quốc khởi vô bằng bối tại,
Quy gia vị tất tử tôn hiền.
Mông lung bả trản tòng kim sự,
Chỉ khủng di ô đáo giản biên!

Đeo dây ấn đồng đã mười hai năm.
Thương cho thân này ngày vẫn trông đợi triều đình.
Đời lắm sự biến, dựa vào bệnh tật hãy về thôi,
Trong lòng từng bữa vẫn có mưu đò như vậy.
Rời khỏi việc nước há không có bạn đồng liêu ở lại.
Về nhà chưa chắc con cháu đã giỏi giang.
Lờ mờ cầm chén, thuận theo việc đang diễn ra.
Chỉ những sợ để lại điều vấu trong sử sách.

Đeo ấn kể năm: chục lẻ hai.
Thương thân trông đợi thánh triều hoài.
Việc nhiều thác bệnh, thôi về nghỉ,
Mưu thoát ôm lòng bữa nào nguôi.
Việc nước rời xa còn bè bạn,
Về nhà con cháu chắc bằng ai?
Lờ mờ nâng chén trông thời thế,
Những sợ tiếng nhơ mãi để đời.

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

 
Bản dịch:

Tác phẩm này được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 3.0 Chưa chuyển đổi, cho phép sử dụng, phân phối, và tạo tác phẩm phái sinh một cách tự do, miễn là không được thay đổi giấy phép và ghi chú rõ ràng, cùng với việc ghi công tác giả gốc.

 

Tác phẩm này được phát hành theo các điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.


Điều khoản sử dụng của Wikimedia Foundation yêu cầu văn bản được cấp phép theo GFDL được nhập sau tháng 11 năm 2008 cũng phải cấp phép kép với một giấy phép tương thích khác. "Nội dung chỉ khả dụng trong GFDL không được phép" (§7.4). Điều này không áp dụng cho phương tiện phi văn bản.