"Cô bé bán diêm" là truyện cổ tích do tác giả người Đan Mạch Hans Christian Andersen sáng tác. Truyện kể về một cô bé nghèo khổ phải đi bán diêm giữa mùa đông giá lạnh và từ giã cõi đời trong đêm Chúa giáng sinh.

Truyện được xuất bản lần đầu tiên năm 1848 trong phần năm của quyển Nye Eventyr (Những truyện cổ tích mới) với nhan đề Den Lille Pige Med Svovlstikkerne (Cô gái bé nhỏ với những que diêm).

Tóm tắt truyện sửa

Bản mẫu:Biết trước nội dung Cô bé bán diêm sống gia đình rất nghèo khổ, khó khăn mồ côi mẹ, bà mất sớm, tài sản tiêu tán nên cô phải bán diêm cho người bố rất tàn nhẫn hay đánh cô. Vào một ngày cuối năm, cô không bán được que diêm nào. Cô không dám về nhà vì sợ cha đánh. Đêm giao thừa trời giá rét, cô ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi nhà. Đêm càng lạnh giá, cô quẹt que diêm để sưởi ấm

Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mông tưởng đến với cô. Lần thứ nhất, cô thấy lò sưởi; lần thứ hai cô thấy bàn ăn và con ngỗng quay; lần thứ ba cô thấy cây thông Nô-en cùng những ngọn nến; lần thứ tư cô thấy bà hiện về, lần thứ năm cô thấy mình cùng bà bay lên trời.

Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi cô đang mỉm cười. Bản mẫu:Hết phần biết trước nội dung

Đặc điểm nghệ thuật sửa

Truyện "Cô bé bán diêm" chỉ có duy nhất một nhân vật, đó là một em bé bán diêm không có tên. Ba người trong gia đình em là bà, mẹ và cha đều không được miêu tả trực tiếp. Mẹ được nhắc đến thông qua đôi giày quá khổ, cha hiện diện trong nỗi sợ hãi khi cô bé bán diêm nghĩ đến việc phải về nhà khi chưa bán được xu nào và bà thì trong ảo ảnh của những que diêm cháy. Với lối dẫn chuyện đa dạng: miêu tả cảnh vật, miêu tả tâm trạng, lời độc thoại, lời đối thoại một chiều và dẫn lời gián tiếp, câu truyện trở nên hấp dẫn, tránh được sự đơn điệu. Xuyên suốt câu truyện là sự tương phản giữa cảnh ngộ của cô bé bán diêm với khung cảnh rực rỡ, đầm ấm xung quanh trong buổi tối giao thừa, với ảo ảnh đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi do những que diêm mang lại. Cảnh ngộ đó còn đáng thương hơn khi con người xung quanh cũng lạnh giá như mùa đông khắc nghiệt. Đỉnh điểm của câu truyện là cái chết của em bé bán diêm giữa đêm giao thừa, một kết cục không giống như cổ tích truyền thống, tính cổ tích có chăng là đôi má hồng và nụ cười của em khi lên cõi thiên đàng, giải thoát khỏi mọi khổ đau.

Dị bản sửa

Cô bé bán diêm có một số dị bản, một hoặc một số tình tiết khác với truyện xuất bản lần đầu năm 1848:

  • Cô bé bán diêm mồ côi cả cha lẫn mẹ.
  • Cả hai chiếc giày của em bị một cậu bé lấy mất.
  • Không nhắc đến cha và cô bé bán diêm không dám trở về nhà vì sợ làn roi của mẹ kế.
  • Cô bé bán diêm gặp mẹ thay vì bà khi đốt những que diêm.

Phóng tác sửa

Đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật dựa trên câu truyện cổ tích nổi tiếng này, ngoài một số tiểu thuyết, truyện ngắn phóng tác, những phim, nhạc phẩm đáng chú ý là:

Phim sửa

Trung thành với cốt truyện hoặc khác biệt không nhiều:

  • Cô bé bán diêm (La Petite Marchande d'Allumettes), phim câm của Jean Renoir, Pháp,1928.
  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl); chủ nhiệm: Charles Mintz, đạo diễn Arthur Davis; do Hãng phim Columbia, Mỹ phát hành năm 1937 và được đề cử Giải Oscar cho thể loại phim hoạt hình ngắn cùng năm.
  • Hansu Kurushitan Anderusan no sekai (phát hành tại Mỹ với tiêu đề The World of Hans Christian Andersen - Thế giới của Hans Christian Andersen) do hãng phim hoạt hình Toei, Nhật Bản hợp tác với Mỹ sản xuất và phát hành năm 1971, đoạn kết của phim là câu truyện về Cô bé bán diêm.

Thay đổi, thậm chí thay đổi hẳn so với cốt truyện:

  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim truyền hình Anh, Richard Bramall và Tom Robertson đạo diễn, phát hành năm 1974.
  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim video Mỹ, đạo diễn Mark Hoeger và Wally Broodbent, phát hành năm 1983
  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim truyền hình Anh Richard Bramall và Tom Robertson đạo diễn, phát hành năm 1987
  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim nhạc của Anh, đạo diễn Michael Custance, phát hành năm 1987.
  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim truyền hình Mỹ, Michael Lindsay-Hogg đạo diễn, phát hành năm 1987.
  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim hoạt hình Mỹ, Michael Sporn đạo diễn, phát hành năm 1991.
  • Sự hồi sinh của cô bé bán diêm (Sungnyangpali sonyeoui jaerim), phim nhựa Hàn Quốc, do Sun-Woo Jang đạo diễn, phát hành năm 2002, bản tiếng Anh có tựa đề Resurrection of the Little Match Girl.
  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim nhựa Canada, James Ricker đạo diễn, phát hành năm 2004.
  • Cô bé bán diêm (H.C. Andersens eventyrlige verden: Den lille pige med svovlstikkerne), phim hoạt hình Đan Mạch, đạo diễn Jørgen Bing nằm trong một sery phim hoạt hình dựa trên truyện cổ Andersen của ông, phát hành năm 2005.
  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim hoạt hình Mỹ, Roger Allers đạo diễn, phát hành năm 2006 và được đề cử Giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn hay nhất trong năm đó.
  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), phim hoạt hình ngắn năm 2011 do hãng phim True-D Animations Studio của Việt Nam sản xuất (Xem trên YouTube).

Nhạc sửa

  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), opera một hồi của nhà soạn nhạc Đan Mạch August Enna viết năm 1897.
  • Cô bé bán diêm (Das Mädchen mit dem Schwefelhölzern), opera của nhà soạn nhạc người Đức Helmut Lachenmann, hoàn thành năm 1996.
  • Cô bé bán diêm (The Little Match Girl), nhạc phẩm của tay guitar điện Loren Mazzacane Connors, ra đời năm 2001.
  • Ấn tượng 12 (Striking 12), nhạc phẩm của ban nhạc Mỹ GrooveLily dựa trên câu truyện này, trình diễn lần đầu năm 2004.
  • Việt Nam: bài hát Em bé bán diêm, ca sĩ Ngọc Lễ sáng tác, phát hành trong album Ru cho con và em năm 2000; nhạc sỹ Nguyễn Minh Phương cũng có bài hát cùng tên, phát hành trong album Bụi Phấn năm 2007

Tham khảo sửa

Bản mẫu:Tham khảo

Cô bé bán diêm

Liên kết ngoài sửa

  Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu khác về: