Cái chết của con nhà nghèo

Cái chết của con nhà nghèo  (1928) 
của Phan Khôi

Bài đăng trên Phụ trương văn chương của Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, số 746 (21.7.1928)

Con bé thở cá nằm trên giường,
Mắt sâu da bợt còn nhắm[1] xương;
Mẹ nó dệt thuê nhà ông bá,
Cha nó đi làm xâu đắp đường.

Trời đâu dong ruổi cha nó về,
Nhìn con đau ruột khoanh tay ngồi tỉ tê:
"Con ôi! chết đau cũng còn có phương cứu,
Chết đói thôi thì cha phải chịu;
Làm ra chẳng đủ để nuôi con,
Thà cha cùng chết khỏi mang xấu!

Mẹ nó hôm nay chừng có gạo,
Đi về lật đật xổ bọc áo.
Thấy chồng mừng quíu thấy con thương.

Chạy ngay vô bếp nấu đĩa cháo,
"Hỡi con trống bụng đã ba ngày.
Hôm nay có gạo có cha đây;
Rán ăn với cha với mẹ một xỉ cháo.
Trước khi chết được no là may!"

Mẹ nó nói thì nói,
Nó chết là hết đói.
Đập tay một cái kêu "mẹ ơi!"
Trợn ngước mắt lên liền tắt hơi.

Mẹ nó vật mình xuống lăn lóc,
Túm lấy cha nó mà kêu khóc.
"Anh ơi anh khá để tôi ra,
Gẫm lại thân tôi quá cực nhọc.
Với anh mười năm ba đứa con.
Đứa nào cũng chết một kiếp như nhau luôn!
Tôi không có sức sanh đẻ nữa,
Thà cho tôi về tôi chịu son!"

Vừa ưa ông cố đến an ủi,
Biểu đừng khóc nữa cũng đừng tủi:
"Trẻ con chết hẳn lên thiên đàng,
Vì nó trong sạch chưa phạm tội".

Kẻ làm thơ nầy vốn vô can,
Nghe ông cố nói cũng pha ngang:
Hỏi ông sao chẳng chết đói bằng tuổi nó
Để ông sớm được lên thiên đàng?

C.D.

   




Chú thích

  1. Nhắm: một số lượng ít, vừa đựng trong lòng bàn tay (theo H.T. Paulus Của), như từ "nắm" dùng ngay nay