Thoại tăng - 話僧
của Nguyễn Khuyến, do Wikisource dịch từ Văn ngôn
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa Bản dịch của Wikisource

少時我與子家邊,
我未為官子未禪。
自子雲遊我官去,
此間消息兩茫然。
不知車笠今何夕,
已是風塵二十年。
我已辭官又逅子,
看來俱未淨塵緣。

Thiếu thì ngã dữ tử gia biên,
Ngã vị vi quan tử vị thiền.
Tự tử vân du ngã quan khứ,
Thử gian tiêu tức lưỡng mang nhiên.
Bất tri xa lạp kim hà tịch,
Dĩ thị phong trần nhị thập niên.
Ngã dĩ từ quan hựu cấu tử,
Khán lai câu vị tịnh trần duyên.

Nói với nhà sư
Lúc trẻ ta với ông nhà ở gần nhau,
Ta chưa làm quan, ông cũng chưa tu hành.
Từ khi "ông vân du" ta làm quan
Thời gian ấy tin tức giữa chúng ta mờ mịt.
Áo tơi nón lá, giờ người ở đâu?
Đã trải hai mươi năm gió bụi cuộc đời,
Ta đã từ quan và có con cái nối dõi.
Xem ra ta và ông ông đều đã sạch nợ cuộc đời.

Lúc trẻ hai ta vốn gần nhà,
Ta chửa quan người chưa xuất gia.
"Hoạn lộ, vân du"[1] cùng tách ngả,
Tin tức đôi nơi mờ mịt xa.
"Nón lá áo tơi"[2] người vắng bặt,
Gió bụi đường đời chục năm qua.
Ta đã từ quan, con nối dõi.
Rũ sạch bụi trần, cả hai ta.

   




Chú thích

  1. Hoạn lộ: Trên đường làm quan. Vân du: chỉ hành trình hành đạo của nhà sư.
  2. Áo tơi nón lá: chỉ hành trang của nhà sư trên đường "vân du".


   Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:
 

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

 
Bản dịch:
 

Tác phẩm này được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 3.0 Chưa chuyển đổi, cho phép sử dụng, phân phối, và tạo tác phẩm phái sinh một cách tự do, miễn là không được thay đổi giấy phép và ghi chú rõ ràng, cùng với việc ghi công tác giả gốc.

 
 

Tác phẩm này được phát hành theo các điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.


 

Điều khoản sử dụng của Wikimedia Foundation yêu cầu văn bản được cấp phép theo GFDL được nhập sau tháng 11 năm 2008 cũng phải cấp phép kép với một giấy phép tương thích khác. "Nội dung chỉ khả dụng trong GFDL không được phép" (§7.4). Điều này không áp dụng cho phương tiện phi văn bản.