Thiền sư - 蟬師[1]
của Nguyễn Khuyến, do Wikisource dịch từ Văn ngôn
Tác giả tự dịch ra chữ Nôm với nhan đề Thầy đồ ve gái góa.
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Bản dịch của Wikisource

人謂先生愛我兒
愛兒之母有誰知
架橋舊句非無謂
攬鏡前因只自悲
只恐世間無寡婦
莫言天下欠蟬師
愛師欲為愛兒教
校得兒成母又癡

Nhân vị tiên sinh ái ngã nhi
Ai nhi chi mẫu hữu thùy tri
Giá kiều cựu cú phi vô vị
Lãm kính tiền nhân chỉ tự bi
Chỉ khủng thế gian vô quả phụ
Mạc ngôn thiên hạ khiếm thiền sư
Ái sư dục vị ái nhi giáo
Ái đắc nhi thành mẫu hựu si

Người rằng thầy mến con ta;
Thầy yêu ta nữa ai mà biết đau
Nhớ câu ca cũ "bắc cầu"[2]
"Soi gương" tình cũ vẫn hầu đắng cay[3].
Mấy ai ở góa đời này;
Đi ve thiên hạ như thầy thiếu chi?
Yêu thầy chẳng để thầy đi,
Thầy dạy con giỏi, mẹ thì "mang ơn"!

   




Chú thích

  1. Tác giả chơi chữ, thiền 蟬 nghĩa là con ve, đồng âm với thiền 禪 trong thiền sư 禪師 là nhà sư; do đó nhan đề thiền sư ở đây nghĩa là ve thầy diễn tả hành động người đàn bà góa sớm ve vãn ông thầy bà rước về dạy con mình
  2. Do câu ca dao: "Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
  3. Do câu ca dao "Trách người quân tử vô tình, có gương mà để bên mình không soi". Ý nói: Người đàn bà giá này chê thầy đồ nhát gan, không dám mạnh bạo hơn nữa.


   Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:
 

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

 
Bản dịch:
 

Tác phẩm này được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 3.0 Chưa chuyển đổi, cho phép sử dụng, phân phối, và tạo tác phẩm phái sinh một cách tự do, miễn là không được thay đổi giấy phép và ghi chú rõ ràng, cùng với việc ghi công tác giả gốc.

 
 

Tác phẩm này được phát hành theo các điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.


 

Điều khoản sử dụng của Wikimedia Foundation yêu cầu văn bản được cấp phép theo GFDL được nhập sau tháng 11 năm 2008 cũng phải cấp phép kép với một giấy phép tương thích khác. "Nội dung chỉ khả dụng trong GFDL không được phép" (§7.4). Điều này không áp dụng cho phương tiện phi văn bản.