Tư trị thông giám của Tư Mã Quang, do Wikisource dịch từ tiếng Trung Quốc
Quyển 1


Nhà Chu cùng các nước chư hầu thời Chiến quốc
Nhà Chu cùng các nước chư hầu thời Chiến quốc

I. Đời Chu

sửa

Bắt đầu từ Ung Nhiếp Đề Cách, kết thúc lúc Huyền Dặc Khốn Đôn, gồm 35 năm.

Uy Liệt Vương năm thứ 23 (威烈王二十三年(戊寅,西元前四〇三年))

sửa

1. 初命晉大夫魏斯趙籍韓虔為諸侯

臣光曰:臣聞天子之職莫大於禮,禮莫大於分,分莫大於名。何謂禮?紀綱是也;何謂分?君臣是也;何謂名?公、侯、卿、大夫是也。
夫以四海之廣,兆民之眾,受制於一人,雖有絕倫之力,高世之智,莫敢不奔走而服役者,豈非以禮為之綱紀哉!是故天子統三公,三公率諸侯,諸侯制卿大夫,卿大夫治士庶人。貴以臨賤,賤以承貴。上之使下,猶心腹之運手足,根本之制支葉;下之事上,猶手足之衛心腹,支葉之庇本根。然後能上下相保而國家治安。故曰:天子之職莫大於禮也。

1. Nhà Chu chấp nhận quan Đại Phu nước Tấn là Ngụy Tư, Triệu Tịch, Hàn Kiền làm chư hầu.

Thần Quang viết: Thần nghe trách nhiệm của Thiên tử quan trọng nhất là duy trì việc lễ; lễ tối trọng ở chức phận; chức phận tối trọng ở danh vị. Thế nào là lễ? Nó chính là kỷ cương. Thế nào là chức phận? Tức là sự khác biệt vai trò giữa vua và tôi thần. Thế nào là danh vị? Chính là Công, Hầu, Khanh, Đại Phu.

Trong bốn bể dẫu có bao la, chúng nhân có đông đúc đến đâu, đều nằm dưới quyền thống trị của một người. Ai dù sức khỏe vô địch, mẫn tuệ hơn đời, vẫn không thể trốn tránh mà phải thần phục. Vì thế há có thể không lấy lễ làm kỷ cương! Cho nên, Thiên tử chỉ dẫn Tam Công. Tam Công thống lĩnh chư hầu; chư hầu cai quản các quan khanh, quan Đại Phu. Các quan Khanh, quan Đại Phu cai trị dân chúng, kẻ sĩ. Người quyền thế coi sóc con đen; con đen tuân lời người quyền thế. Người trên sai khiến kẻ dưới, tựa như tim gan vận động chân tay, như gốc rễ cai quản lá cành. Kẻ dưới phụng sự người trên, cũng như tay chân bảo vệ tim gan, như lá cành che chở gốc rễ. Có như thế, trên dưới đùm bọc lẫn nhau thì quốc gia được yên trị. Cho nên mới nói, trách nhiệm của Thiên Tử không gì quan trọng hơn duy trì lễ.


文王序《易》,以乾坤為首。孔子繫之曰:「天尊地卑,乾坤定矣,卑高以陳,貴賤位矣。」言君臣之位,猶天地之不可易也。《春秋》抑諸侯,尊王室,王人雖微,序於諸侯之上,以是見聖人於君臣之際,未嘗不惓惓也。非有桀、紂之暴,湯、武之仁,人歸之,天命之,君臣之分,當守節伏死而已矣。是故以微子而代紂,則成湯配天矣;以季札而君吳,則太伯血食矣。然二子寧亡國而不為者,誠以禮之大節不可亂也。故曰:禮莫大於分也。

Chu Văn Vương sắp xếp 'Kinh Dịch', đặt quẻ Càn và quẻ Khôn đứng đầu. Khổng Tử dạy rằng: "Trời cao đất thấp, càn khôn do đó được xác định. Nên thấp cao, sang hèn đều có thứ tự" để nói rằng ngôi vị chúa, tôi không thể dịch chuyển. Sách 'Xuân Thu' hạ thấp các nước chư hầu và đề cao nhà Chu là bởi vì đất của vương thất dù nhỏ, địa vị vẫn ở trên chư hầu. Mới thấy rằng thánh nhân đối với thứ tự vua, tôi, chưa hề cho là không khẩn thiết. Ai nếu không gặp đời bạo ngược như Kiệt, Trụ, bản thân nhân từ như Thang, , được lòng người quy tụ và được mệnh trời giao phó để phân chia ngôi vị vua tôi, thì chỉ phải thủ tiết làm bề tôi đến chết mà thôi. Cho nên, nếu như Vi Tử làm vua thay vì Trụ, sự nghiệp Thành Thang ắt còn vững chắc như trời; nếu như Quý Trát làm vua nước Ngô, ắt Thái Bá vẫn còn được hưởng cúng tế. Nhưng hai người này thà lưu vong không nhận làm vua, vì họ đã coi trọng lễ nên không muốn xáo trộn lễ tiết vua, tôi. Vì thế nên nói: Lễ tối trọng nằm ở chức phận vậy.


夫禮,辨貴賤,序親疏,裁群物,制庶事。非名不著,非器不形。名以命之,器以別之,然後上下粲然有倫,此禮之大經也。名器既亡,則禮安得獨在哉?昔仲叔於奚有功於衛,辭邑而請繁纓,孔子以為不如多與之邑。惟器與名,不可以假人,君之所司也。政亡,則國家從之。衛君待孔子而為政,孔子欲先正名,以為名不正則民無所措手足。夫繁纓,小物也,而孔子惜之;正名,細務也,而孔子先之。誠以名器既亂,則上下無以相有故也。夫事未有不生於微而成於著。聖人之慮遠,故能謹其微而治之;眾人之識近,故必待其著而後救之。治其微,則用力寡而功多;救其著,則竭力而不能及也。《易》曰:「履霜,堅冰至」,《書》曰:「一日二日萬幾」,謂此類也。故曰:分莫大於名也。

Lễ là cái được dùng để phân biệt đẳng cấp sang hèn, xếp đặt khoảng cách thân sơ, ước lượng giá trị vạn vật, quy định thứ tự mọi sự; nếu không có danh vị thì không biết cái nào cao cái nào trước, nếu không có thể thống thì sự sắp xếp kia không được hình thành, vì danh vị dùng để chỉ thị, thể thống dùng để phân biệt, có cả hai cái ấy luân lý trên dưới trở nên rõ ràng, đấy là động mạch chính của Lễ. Danh vị và thể thống nếu để mất đi, thì làm sao Lễ có thể còn tồn tại! Xưa kia, Trọng Thúc Vu Hề có công với nước Vệ, từ chối phong ấp mà chỉ xin được dùng dãi 'phồn anh', Khổng Tử lại cho rằng không bằng cấp thêm phong ấp. Bởi gì danh vị và thể thống phải do nhà vua nắm giữ, không thể hời hợt trao cho người khác, nếu việc chính trị hư hại thì quốc gia sẽ đổ nát theo. Vua Vệ dùng Khổng Tử nắm quyền chính, Khổng Tử muốn trước hết lập chính danh, cho rằng nếu danh không chính thì dân không biết đường xoay sở. 'Phồn anh' là vật nhỏ mà Khổng Tử lại tiếc; chính danh cũng là việc nhỏ mà được Khổng Tử ưu tiên: bởi vì danh phận và thể thống nếu để cho hỗn loạn thì kẻ trên, người dưới chẳng còn nương tựa được vào nhau. Mọi việc không có việc nào không nảy sinh từ chuyện tí ti mới hóa ra to, thánh nhân biết lo xa về lâu về dài, nên không đợi đến khi việc hóa to mới cứu giải. Sửa trị khi việc còn nhỏ thì sức tốn ít mà công hiệu nhiều, đợi đến khi việc đã sinh to thì tận lực chạy chữa chưa chắc đã kịp. 'Kinh Dịch' có câu: "Đi trong tuyết biết sắp đóng thành băng", 'Thượng Thư' có câu: "Ngày một, ngày hai, sinh thêm vạn chuyện" là như thế. Nên mới nói rằng chức phận tối trọng ở danh vị.


嗚呼!幽、厲失德,周道日衰,綱紀散壞,下陵上替,諸侯專征,大夫擅政。禮之大體,什喪七八矣。然文、武之祀猶綿綿相屬者,蓋以周之子孫尚能守其名分故也。何以言之?昔晉文公有大功於王室,請隧於襄王,襄王不許,曰:「王章也。未有代德而有二王,亦叔父之所惡也。不然,叔父有地而隧,又何請焉!」文公於是乎懼而不敢違。是故以周之地則不大於曹、滕,以周之民則不眾於邾、莒,然歷數百年,宗主天下,雖以晉、楚、齊、秦之強,不敢加者,何哉?徒以名分尚存故也。至於季氏之於魯,田常之於齊,白公之於楚,智伯之於晉,其勢皆足以逐君而自為,然而卒不敢者,豈其力不足而心不忍哉?乃畏奸名犯分而天下共誅之也。今晉大夫暴蔑其君,剖分晉國,天子既不能討,又寵秩之,使列於諸侯,是區區之名分復不能守而並棄之也。先王之禮於斯盡矣。或者以為當是之時,周室微弱,三晉強盛,雖欲勿許,其可得乎?是大不然。夫三晉雖強,苟不顧天下之誅而犯義侵禮,則不請於天子而自立矣。不請於天子而自立,則為悖逆之臣。天下苟有桓、文之君,必奉禮義而征之。今請於天子而天子許之,是受天子之命而為諸侯也,誰得而討之!故三晉之列於諸侯,非三晉之壞禮,乃天子自壞之也。

Than ôi! U Vương, Lệ Vương vô đạo, đạo nghĩa nhà Chu mỗi ngày một suy sụp. Kỷ cương lỏng lẻo, đồi bại, nên kẻ dưới lấn át người trên - chư hầu giữ việc chinh phạt, quan Đại Phu nắm hết quyền hành. Đại thể lễ giáo, mười phần mất đến bảy, tám. Tuy nhiên, những người kế nghiệp Văn Vương, Vũ Vương vẫn nối tiếp nhau không bị ngắt đoạn là nhờ con cháu nhà Chu vẫn năng gìn giữ danh phận cũ. Vì sao lại nói thế? Xưa kia, Tấn Văn Công có công lớn với vương thất, xin Tương Vương cho dùng lễ Toại để chôn cất. Tương Vương không bằng lòng, nói: "Hiến chương của vương thất đã đặt! Chưa từng có chuyện quốc gia thịnh vượng mà lại có hai vua, việc này hẳn Thúc phụ vẫn biết. Bằng không, Thúc phụ đã có đất để làm Toại, còn xin phép làm chi!" Văn Công sau đó cũng sợ nên không dám tiến hành. Cho nên, lãnh thổ nhà Chu dù không rộng bằng Tào, Đằng, dân nhà Châu dù không nhiều bằng Chu, Cử, nhưng trãi bao niên đại dòng dõi vẫn làm chủ thiên hạ, mạnh như Tấn, Sở, Tề, Tần vẫn không dám xâm phạm, nhờ đâu? Là nhờ danh phận vẫn kiên cố. Đến như họ Quý ở nước Lỗ, Điền Hằng ở nước Tề, Bạch Công ở nước Sở, Trí Bá ở nước Tấn -- những nhà này đều đủ mạnh để đuổi vua tự lên ngôi, nhưng cuối cùng vẫn không dám làm; có phải đâu vì sức kém hay lòng bất nhẫn, mà là vị sợ mang tội cướp đoạt danh vị khiến thiên hạ hợp nhau đến giết vậy. Đến lúc này, Đại Phu nước Tấn khinh miệt vua mình, chia nhau nước Tấn. Thiên tử đã không thể thảo phạt, còn ban thưởng phẩm trật cao quý, cho vào hàng chư hầu, chính là chỉ còn chút danh phận mọn không biết giữ mà lại quẳng bỏ đi vậy. Lễ đạo của các bậc tiên vương nhà Chu đến đây thế là dứt.


嗚呼!君臣之禮既壞矣,則天下以智力相雄長,遂使聖賢之後為諸侯者,社稷無不泯絕,生民之害糜滅幾盡,豈不哀哉!

Than ôi! Lễ nghĩa vua tôi một khi đã bị hủy hoại, thì thiên hạ dùng trí lực tranh hùng với nhau. Khiến con cháu thánh hiền từng được phong làm chư hầu đều bị tiêu tan xã tắc, chúng sinh rơi vào cảnh bị giết chóc, há không đáng thương sao!


2.  初,智宣子將以瑤為後。智果曰:「不如宵也。瑤之賢於人者五,其不逮者一也。美鬢長大則賢,射御足力則賢,伎藝畢給則賢,巧文辯慧則賢,強毅果敢則賢,如是而甚不仁。夫以其五賢陵人,而以不仁行之,其誰能待之?若果立瑤也,智宗必滅。」弗聽,智果別族於太史為輔氏。趙簡子之子,長曰伯魯,幼曰無恤。將置後,不知所立。乃書訓戒之辭於二簡,以授二子曰:「謹識之。」三年而問之,伯魯不能舉其辭,求其簡,已失之矣。問無恤,誦其辭甚習,求其簡,出諸袖中而奏之。於是簡子以無恤為賢,立以為後。簡子使尹鐸為晉陽。請曰:「以為繭絲乎?抑為保障乎?」簡子曰:「保障哉!」尹鐸損其戶數。簡子謂無恤曰:「晉國有難,而無以尹鐸為少,無以晉陽為遠,必以為歸。」及智宣子卒,智襄子為政,與韓康子、魏桓子宴於藍台。智伯戲康子而侮段規,智國聞之,諫曰:「主不備,難必至矣!」智伯曰:「難將由我。我不為難,誰敢興之?」對曰:「不然。《夏書》有之曰:『一人三失,怨豈在明,不見是圖。』夫君子能勤小物,故無大患。今主一宴而恥人之君相,又弗備,曰不敢興難,無乃不可乎!蜹、蟻、蜂、蠆,皆能害人,況君相乎!」弗聽。

2. Trước kia, khi Trí Tuyên Tử chọn Trí Dao kế vị, Trí Quả can: "Không bằng chọn Trí Tiêu. Dao có năm ưu điểm hơn người, nhưng không đủ bù một khuyết điểm. Tóc mai đẹp, thân thể cao lớn là 1 điểm ưu; khỏe mạnh có thể cưỡi xe bắn cung được là 2 điểm ưu; bản lĩnh đầy đủ là 3 điểm ưu; văn hay, giỏi biện bác là 4 điểm ưu; kiên quyết, dũng cảm là 5 điểm ưu. Nhưng hắn lại quá bất nhân. Nếu hắn lấy 5 ưu điểm ấy chèn ép người ta, mà còn bất nhân, thì ai có thể chung sống với hắn được? Nếu như ngài lập Dao, họ Trí ắt bị diệt." Tuyên Tử không nghe, Trí Quả bèn xin quan Thái Sử cho lập ngành họ khác, lấy họ là Phụ. Triệu Giản Tử có 2 con, con trưởng là Bá Lỗ, con út là Vô Tuất. Giản Tử muốn đặt người kế vị, không biết nên chọn ai, bèn viết những lời huấn giới lên 2 cuộn tre, giao cho 2 con, dặn rằng: "Phải học cho tường tận." Sau ba năm, Giản Tử xét hỏi, Bá Lỗ không biết trả lời; hỏi đến cuộn tre thì đã đánh mất. Đến phiên Vô Tuất bị tra hỏi, Vô Tuất trả lời lưu loát; hỏi đến cuộn tre, Vô Tuất rút từ trong tay áo ra mà dâng lên. Nên Giản Tử cho Vô Tuất là hiền, bèn chọn để kế vị. Giản Tử sai Doãn Đạc đến cai trị Tấn Dương. Đạc hỏi: "Ngài muốn tôi bòn rút, hay bảo hộ dân ở đấy?" Giản Tử đáp: "Bảo hộ!" Doãn Đạc bèn xé sổ hộ bạ. Giản Tử bảo Vô Tuất rằng: "Nước Tấn nếu sinh họa, con chớ ngại Doãn Đạc trẻ tuổi hay Tấn Dương xa xôi, nhất định phải chạy đến đấy."