Bản ghi nhớ các hiểu biết kèm theo Hiệp định Paris 1973

Bản ghi nhớ các hiểu biết kèm theo Hiệp định Paris 1973  (1973) 

Ngoài bốn nghị định thư, Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ghi nhận kèm đó bản ghi nhớ các hiểu biết (gồm 5 vấn đề) được thoả thuận giữa Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề cập đến những vấn đề liên quan đến hai bên Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và bốn bên tham gia ký Hiệp định Paris 1973 mà các bên đều xét thấy không cần đưa vào nội dung Hiệp định. Sau đây là bản ghi nhớ hiểu biết về năm vấn đề đã đuợc thỏa thuận và ba vấn đề chưa thoả thuận:

CÁC HIỂU BIẾT KÈM THEO HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 VỀ CHẤN DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM

sửa

1- Về tàu chở máy bay

sửa

Vì cuộc xung đột kéo dài nay đang đi đến kết thúc ở Việt Nam và nhằm đóng góp vào việc giảm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, phía Hoa Kỳ tuyên bố ý định chắc chắn của mình là các tàu chở máy bay của Hoa Kỳ cách bờ biển miền Bắc Việt Nam ít nhất 300 hải lý sau cuộc rút các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Tuyên bố này tất nhiên không ảnh hưởng đến việc quá cảnh.

Thoả thuận ngày 13 tháng 1 năm 1973

2- Về việc Hoa Kỳ chấm dứt trinh sát đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

sửa

Về những hoạt động trinh sát, phía Hoa Kỳ khẳng định rằng khi Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có hiệu lực thì những hoạt động trinh sát đối với lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn.

Thỏa thuận ngày 12 tháng 1 năm 1973

Đúng như thỏa thuận ngày 12 tháng 12 năm 1972

3- Về nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam

sửa

Phía Hoa Kỳ khẳng định lại lời tuyên bố của Tiến sĩ Henry Kissinger, phụ tá của Tổng Thống Hoa Kỳ, ngày 17 tháng 10 năm 1972 là Hoa Kỳ sẽ dùng ảnh hưởng tối đa của mình để đạt được việc trao trả nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam. Trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc giữa hai bên miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ dùng ảnh hưởng đó để thúc đẩy việc trao trả phần lớn những người bị giam giữ nói trên trong vòng 60 ngày sau khi ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và tất cả những người bị giam giữ nói trên được trao trả hết trong vòng 90 ngày theo đúng điều khoản của Hiệp định.

Thỏa thuận ngày 22 tháng 1 năm 1973

4- Hiểu biết về vấn đề Lào

sửa

Trong cuộc gặp riêng ngày 10 tháng Giêng năm 1973 giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau khi đã tham khảo ý kiến với các bên liên quan ở Lào, đã thỏa thuận rằng thời gian một tháng sau khi ký Hiệp định đặc biệt trong việc trao đổi công hàm nói trên liên quan đến việc ngừng bắn ở Lào, sẽ giản thời gian xuống không quá 15 ngày.

Trong cuộc gặp riêng ngày 9 tháng Giêng năm 1973, dã thỏa thuận thêm rằng tất cả các nhân viên quân sự và dân sự của Hoa Kỳ bị giam giữ ở Lào sẽ được trao trả trong vòng không quá 60 ngày sau khi Hiệp định đuợc ký kết.

Thỏa thuận ngày 13 tháng 1 năm 1973

Thông qua ngày 20 tháng 1 năm 1973

5- Hiểu biết về việc rút nhân viên dân sự Hoa Kỳ có liên quan đến quân sự

sửa

Hoa Kỳ xác nhận rằng sẽ rút khỏi miền Nam Việt Nam tất cả nhân viên dân sự làm việc trong lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng hòa và sẽ không đưa họ trở lại. Số lượng của những nhân viên dân sự nói trên sẽ dược giảm bớt dần dần. Việc rút lui của họ sẽ hoàn thành trong vòng 12 tháng từ khi ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và phần lớn trong số nhân viên dân sự đó sẽ rút đi trong vòng 10 tháng sau khi ký Hiệp định. Trong lúc họ rút khỏi Việt Nam, không một người nào trong số nhân viên dân sự nói trên sẽ tham gia vào các cuộc hành quân hoặc trong việc huấn luyện quân sự.

Thỏa thuận ngày 13 tháng 1 năm 1973

Thông qua ngày 20 tháng 1 năm 1973

CÁC VẤN ĐỀ CẦN HIỂU BIẾT SẼ THỎA THUẬN SAU

sửa

6- Định nghĩa từ "của các bên" trong điều 8a, 8b

7- Định nghĩa từ "nhất trí" trong điều 12a, 16b, 18f

8- Về mối quan hệ giữa Ủy ban Quốc tế và Hội nghị quốc tế

Tài liệu nguồn

sửa
  • Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. (bản tiếng Việt Nam và bản tiếng Anh) Vụ thông tin báo chí-Bộ ngoại giao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Phát hành rộng rãi trong và ngoài nước. Hà Nội. tháng 1 năm 1973.
  • Báo Nhân dân ngày 28 tháng 1 năm 1973. Các phụ trang A, B, C, D. (lưu trữ tại Thư viện Quốc gia. Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội)
  • Lưu Văn Lợi-Nguyễn Anh Vũ. Các cuộc đàm phán Lê Đức Thọ-Kissinger tại Paris (phụ lục số XIV). NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2002.

   




Chú thích