Biên dịch:Ức Long Đội sơn

(Đổi hướng từ Ức Long Đội sơn)
Ức Long Đội sơn - 憶龍隊山
của Nguyễn Khuyến, do Wikisource dịch từ Văn ngôn
Tác giả tự dịch ra chữ Nôm với nhan đề Nhớ cảnh chùa Đọi.
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt Dịch nghĩa Bản dịch của Wikisource

近來衰病不參禪
回憶前遊亦愴然
古寺四鄰唯木石
寒僧一榻共雲湮
幾層竹影疑無路
有客桑間立待船
野老未知鍾響午
放牛山麓臥松眠

Cận lai suy bệnh bất tham thiền
Hồi ức tiền du diệc sảng nhiên
Cổ tự tứ lân duy mộc thạch
Hàn tăng nhất tháp cộng vân yên
Kỷ tằng trúc ảnh nghi vô lộ
Hữu khách tang gian lập đãi thuyền
Dã lão vị tri chung hưởng ngọ
Phóng ngư sơn lộc ngọa tùng miên

Nhớ cảnh chùa Đọi
Gần đây già yếu không đến chùa.
Nhớ lại cảnh chùa ngày xưa đã từng đến:
Bốn bên chùa cổ, cây đá vây kín.
Một giường nằm của nhà sư giữa khói mây lạnh.
Bóng trúc nhiều tầng che khuất lối lên chùa.
Bến dâu có khách đang đợi sang đò.
Lão nông không nghe thấy tiếng chuông chùa buổi trưa;
Vẫn thả trâu ngủ dưới gốc tùng già.

Gần đây già yếu chẳng tới chùa,
Nhớ lại từng chơi những ngày xưa:
Chùa cổ bốn bề rừng vây kín;
Sư cụ một giường, khói mây đưa.
Mấy tầng bóng trúc trùm khuất lối.
Có khách bến dâu đứng đợi đò.
Chuông điểm giữa trưa ông lão mặc;
Thả trâu, ngủ tít gốc tùng già.

 Tác phẩm này là một bản dịch và có thông tin cấp phép khác so với bản quyền của nội dung gốc.
Bản gốc:

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1929, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

 
Bản dịch:

Tác phẩm này được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 3.0 Chưa chuyển đổi, cho phép sử dụng, phân phối, và tạo tác phẩm phái sinh một cách tự do, miễn là không được thay đổi giấy phép và ghi chú rõ ràng, cùng với việc ghi công tác giả gốc.

 

Tác phẩm này được phát hành theo các điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU.


Điều khoản sử dụng của Wikimedia Foundation yêu cầu văn bản được cấp phép theo GFDL được nhập sau tháng 11 năm 2008 cũng phải cấp phép kép với một giấy phép tương thích khác. "Nội dung chỉ khả dụng trong GFDL không được phép" (§7.4). Điều này không áp dụng cho phương tiện phi văn bản.